Phủ Tây Hồ kẹt cứng người vào lễ đầu năm khiến dòng người phải chen chân để vào bên trong. Nhiều gia đình có con nhỏ phải cất cử người nhà ở ngoài trông vì không thể chen vào hết. Một số chọn giải pháp vái vọng và ghi công đức thay vì rải tiển lẻ khắp các ban vì không thể di chuyển vào. Bên ngoài, hàng rào được đặt ngăn xe cộ vào sâu, chỉ để người đi bộ vào phủ. Tuy nhiên, các con đường vào ven hồ càng về trưa càng tắc nghẽn. Bãi giữ xe miễn phí lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở đền Ngọc Sơn. Có thời điểm lực lượng chức năng phải lập rào chắn, điều tiết đám đông nhưng người dân vẫn xô đẩy rào để đi vào. Giá trông xe nhiều điểm ở khu vực này bị hét 2-3 lần ngày thường. Tại chùa Quán Sứ, lượng người đổ về đây thắp hương, cầu lộc không ngừng tăng lên suốt từ đêm giao thừa. Các sư, sãi phải liên tục rút hương để dành chỗ cho các phật tử sau. Ảnh: Long Trần. Đoạn đường Thanh Niên là một trong những điểm nóng về tắc nghẽn do toạ lạc hai ngôi chùa nổi tiếng là Quán Thánh và Trấn Quốc. Bên trong chùa Quán Thánh, khói hương nghi ngút. Nhiều người xin chữ ngoài chùa rồi vào trong lễ Phật mong ứng nghiệm. Ảnh: Văn Huyền Minh. Cách chùa Quán Thánh vài trăm mét, cổng chùa Trấn Quốc cũng tấp nập khách. Tại đây, ngoài người Việt cũng có một số khách nước ngoài đến vãn cảnh chùa và cảm nhận bầu không khí Tết cổ truyền của người Việt. Ảnh: Minh Ngọc. Ngoài các đền, chùa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng là điểm đến đông đúc vào những ngày này. Từ sáng sớm, hàng nghìn người xếp hàng mua vé để vào trong. Hầu hết khách là các bạn trẻ và gia đình có con nhỏ, đến cầu học hành, đỗ đạt. Sáng mùng 2 Tết tại đây diễn ra các màn tế lễ, nghệ thuật ngoài trời, thi đấu cờ bỏi, khai bút đầu năm... Ảnh: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khu vực hồ Văn là nơi thu hút đông khách nhất, với 63 gian hàng để các ông đồ cho chữ. Phố ông đồ ở đây sẽ được mở cửa đến hết ngày 25/2 (tức mùng 10 Tết), từ 8h đến 20h hàng ngày. Riêng các ngày mùng 1, 2, 3 Tết sẽ kéo dài đến 22h. Ảnh: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Mỗi trục lụa xin chữ có giá khoảng 100.000 đồng. Ảnh: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Người Sài Gòn không muốn xin xăm vì sợ biết trước tương lai Tục ném cam cầu may mắn vào năm mới ở Hong Kong