Ai hạnh phúc nhất khi mùa giải hạ màn? Chắc chắn là Viettel, với chức vô địch nghẹt thở ở những vòng cuối.
Trước khi khởi tranh, HLV Trương Việt Hoàng nói đội bóng của ông chỉ đặt mục tiêu top 5. Không hẳn chiến lược gia của Viettel khiêm tốn. Nếu nhìn vào thực trạng mùa trước, nơi đội bóng thủ đô chơi thiếu ổn định, thủng lưới tới 40 bàn và chỉ đứng thứ sáu chung cuộc, có thể thấy rằng mong muốn vô địch V-League, ban đầu, là điều xa xỉ đối với Viettel.
Ai hạnh phúc nhất khi mùa giải hạ màn? Chắc chắn là Viettel, với chức vô địch nghẹt thở ở những vòng cuối.
Trước khi khởi tranh, HLV Trương Việt Hoàng nói đội bóng của ông chỉ đặt mục tiêu top 5. Không hẳn chiến lược gia của Viettel khiêm tốn. Nếu nhìn vào thực trạng mùa trước, nơi đội bóng thủ đô chơi thiếu ổn định, thủng lưới tới 40 bàn và chỉ đứng thứ sáu chung cuộc, có thể thấy rằng mong muốn vô địch V-League, ban đầu, là điều xa xỉ đối với Viettel.
Nhưng rồi, bằng khát khao, sự kiên định, chất lượng đội hình cũng như tài cầm quân của HLV Trương Việt Hoàng, Viettel dần lộ sáng. Họ leo lên đầu bảng từ vòng 2 giai đoạn II, và trụ vững tại đó cho đến khi kết thúc mùa giải với 41 điểm - nhiều hơn hai điểm so với Hà Nội FC.
Nếu chấp nhận Viettel là “hậu duệ Thể Công”, mang cái hồn của đội bóng quân đội năm xưa, thì đây là danh hiệu vô địch quốc gia lần đầu của họ sau 22 năm. Và trong đó, HLV Trương Việt Hoàng có lẽ là người vui nhất. Ông từng hụt chức vô địch năm 2016 khi dẫn dắt CLB Hải Phòng, cũng ở vòng đấu cuối. Và danh hiệu lần này giúp chiến lược gia 44 tuổi trở thành người thứ năm trong lịch sử vô địch quốc gia Việt Nam trên cả tư cách cầu thủ lẫn HLV.
Nhưng rồi, bằng khát khao, sự kiên định, chất lượng đội hình cũng như tài cầm quân của HLV Trương Việt Hoàng, Viettel dần lộ sáng. Họ leo lên đầu bảng từ vòng 2 giai đoạn II, và trụ vững tại đó cho đến khi kết thúc mùa giải với 41 điểm - nhiều hơn hai điểm so với Hà Nội FC.
Nếu chấp nhận Viettel là “hậu duệ Thể Công”, mang cái hồn của đội bóng quân đội năm xưa, thì đây là danh hiệu vô địch quốc gia lần đầu của họ sau 22 năm. Và trong đó, HLV Trương Việt Hoàng có lẽ là người vui nhất. Ông từng hụt chức vô địch năm 2016 khi dẫn dắt CLB Hải Phòng, cũng ở vòng đấu cuối. Và danh hiệu lần này giúp chiến lược gia 44 tuổi trở thành người thứ năm trong lịch sử vô địch quốc gia Việt Nam trên cả tư cách cầu thủ lẫn HLV.
Không thể vô địch, nhưng Sài Gòn cũng trải qua mùa giải ấn tượng dù thay tướng ngay sau vòng một rồi trao vai trò HLV cho Chủ tịch Vũ Tiến Thành trong những hoài nghi.
Không phải Hà Nội hay bất cứ thế lực nào khác, Sài Gòn mới là đội giữ đỉnh bảng nhiều nhất mùa này, bất bại suốt 11 vòng đầu tiên và kết thúc giai đoạn I ở vị trí cao nhất (27 điểm sau 13 vòng). Phải đến thất bại 1-3 trước Bình Dương ở lượt hai giai đoạn II, Sài Gòn mới để mất vị thế và từ đó không bao giờ giành lại bởi sự vươn lên mạnh mẽ của Viettel và Hà Nội.
Không thể vô địch, nhưng Sài Gòn cũng trải qua mùa giải ấn tượng dù thay tướng ngay sau vòng một rồi trao vai trò HLV cho Chủ tịch Vũ Tiến Thành trong những hoài nghi.
Không phải Hà Nội hay bất cứ thế lực nào khác, Sài Gòn mới là đội giữ đỉnh bảng nhiều nhất mùa này, bất bại suốt 11 vòng đầu tiên và kết thúc giai đoạn I ở vị trí cao nhất (27 điểm sau 13 vòng). Phải đến thất bại 1-3 trước Bình Dương ở lượt hai giai đoạn II, Sài Gòn mới để mất vị thế và từ đó không bao giờ giành lại bởi sự vươn lên mạnh mẽ của Viettel và Hà Nội.
Bên cạnh việc tận hưởng một mùa giải kịch tính và nhiều bất ngờ (từ Sài Gòn, Viettel hay Quảng Nam, Thanh Hóa), người hâm mộ Việt Nam còn được trực tiếp tới sân để tận hưởng không khí bóng đá, điều mà nhiều nền bóng đá đỉnh cao khác chưa thể làm được vì Covid-19. Hình ảnh sân Thiên Trường chật kín khán giả ở trận Nam Định tiếp HAGL tại Cup Quốc gia thậm chí từng được xem như một hiện tượng với truyền thông phương Tây. Nó cũng là minh chứng cho thấy bóng đá thực sự, với CĐV trên khán đài, đã trở lại ở Việt Nam.
Đối với CĐV trung lập, ngôi vương của Viettel còn là tín hiệu đáng mừng bởi CLB Hà Nội đã thống trị V-League suốt hai năm qua. Từ lâu, điều người hâm mộ cần là một đối trọng với đội bóng của bầu Hiển, nhưng TP HCM hay những năm trước đó là Thanh Hóa, Hải Phòng đều thất bại.
Bên cạnh việc tận hưởng một mùa giải kịch tính và nhiều bất ngờ (từ Sài Gòn, Viettel hay Quảng Nam, Thanh Hóa), người hâm mộ Việt Nam còn được trực tiếp tới sân để tận hưởng không khí bóng đá, điều mà nhiều nền bóng đá đỉnh cao khác chưa thể làm được vì Covid-19. Hình ảnh sân Thiên Trường chật kín khán giả ở trận Nam Định tiếp HAGL tại Cup Quốc gia thậm chí từng được xem như một hiện tượng với truyền thông phương Tây. Nó cũng là minh chứng cho thấy bóng đá thực sự, với CĐV trên khán đài, đã trở lại ở Việt Nam.
Đối với CĐV trung lập, ngôi vương của Viettel còn là tín hiệu đáng mừng bởi CLB Hà Nội đã thống trị V-League suốt hai năm qua. Từ lâu, điều người hâm mộ cần là một đối trọng với đội bóng của bầu Hiển, nhưng TP HCM hay những năm trước đó là Thanh Hóa, Hải Phòng đều thất bại.
Những người tổ chức V-League cũng có thể hài lòng. Covid-19 đã tạo ra thách thức rất lớn với giải đấu nhưng sự điều chỉnh kịp thời, từ thay đổi thể thức hay giảm số đội xuống hạng đã đảm bảo mùa giải được diễn ra trọn vẹn mà vẫn giữ được tính cạnh tranh. Giải đấu cũng khép lại với sự kịch tính ở cả cuộc đua vô địch lẫn trụ hạng khi mọi thứ chỉ ngã ngũ ở lượt trận cuối.
Những người tổ chức V-League cũng có thể hài lòng. Covid-19 đã tạo ra thách thức rất lớn với giải đấu nhưng sự điều chỉnh kịp thời, từ thay đổi thể thức hay giảm số đội xuống hạng đã đảm bảo mùa giải được diễn ra trọn vẹn mà vẫn giữ được tính cạnh tranh. Giải đấu cũng khép lại với sự kịch tính ở cả cuộc đua vô địch lẫn trụ hạng khi mọi thứ chỉ ngã ngũ ở lượt trận cuối.
Kẻ được, thì cũng phải có người mất tại V-League 2020 mà HAGL là một trong số đó. Cái họ mất chính là niềm tin và tình cảm của khán giả với sự hời hợt, thiếu mục tiêu trong thi đấu. Sau khi sớm trụ hạng bằng việc lọt vào Top 8, HAGL đá giai đoạn II trong tâm thế buông xuông, để rồi thua tới sáu trận liên tiếp. Với một đội bóng sở hữu nhiều tuyển thủ, HAGL đáng ra phải chen chân vào cuộc đua vô địch hoặc ít nhất trở thành kẻ ngáng đường, thay vì là kho điểm cho các đối thủ xâu xé.
Kẻ được, thì cũng phải có người mất tại V-League 2020 mà HAGL là một trong số đó. Cái họ mất chính là niềm tin và tình cảm của khán giả với sự hời hợt, thiếu mục tiêu trong thi đấu. Sau khi sớm trụ hạng bằng việc lọt vào Top 8, HAGL đá giai đoạn II trong tâm thế buông xuông, để rồi thua tới sáu trận liên tiếp. Với một đội bóng sở hữu nhiều tuyển thủ, HAGL đáng ra phải chen chân vào cuộc đua vô địch hoặc ít nhất trở thành kẻ ngáng đường, thay vì là kho điểm cho các đối thủ xâu xé.
CLB TP HCM cũng trải qua một mùa giải đáng quên. Từ vị trí á quân mùa trước, họ trượt dài mùa này và sớm buông súng trong cuộc đua vô địch.
Việc kết thúc ở vị trí thứ năm và kém ngôi đầu 13 điểm là thất bại khó nuốt trôi với lãnh đạo đội bóng, sau khi đổ hàng chục tỷ đồng để chuyển nhượng cầu thủ. Ban huấn luyện của TP HCM cũng thiếu sự ổn định khi HLV Chung Hae-seong tuyên bố chia tay giữa mùa, nhưng rồi lại tái hợp. Xuyên suốt mùa giải, màn trình diễn của TP HCM không xứng đáng với vị thế đội bóng cạnh tranh chức vô địch.
CLB TP HCM cũng trải qua một mùa giải đáng quên. Từ vị trí á quân mùa trước, họ trượt dài mùa này và sớm buông súng trong cuộc đua vô địch.
Việc kết thúc ở vị trí thứ năm và kém ngôi đầu 13 điểm là thất bại khó nuốt trôi với lãnh đạo đội bóng, sau khi đổ hàng chục tỷ đồng để chuyển nhượng cầu thủ. Ban huấn luyện của TP HCM cũng thiếu sự ổn định khi HLV Chung Hae-seong tuyên bố chia tay giữa mùa, nhưng rồi lại tái hợp. Xuyên suốt mùa giải, màn trình diễn của TP HCM không xứng đáng với vị thế đội bóng cạnh tranh chức vô địch.
Quảng Nam cũng là nỗi thất vọng lớn. Ba năm trước, họ còn là nhà vô địch giải đấu, và cách đây một mùa giải là á quân Cup Quốc gia.
Trong lịch sử V-League, chưa đội bóng nào xuống hạng nhanh đến thế kể từ lần cuối giành chức vô địch. Tuy nhiên cái kết buồn cho Quảng Nam là điều được dự báo khi họ thực tế đã hấp hối từ mùa giải 2019. Đến V-League 2020, “ông trời” - như cách gọi của HLV Nguyễn Thành Công - cũng không cứu được đội bóng xứ Quảng. Khó khăn vẫn chưa hết, khi họ đứng trước nguy cơ chia tay hàng loạt trụ cột như Huy Hùng, Thanh Trung, Tấn Sinh... Ảnh: VPF.
Quảng Nam cũng là nỗi thất vọng lớn. Ba năm trước, họ còn là nhà vô địch giải đấu, và cách đây một mùa giải là á quân Cup Quốc gia.
Trong lịch sử V-League, chưa đội bóng nào xuống hạng nhanh đến thế kể từ lần cuối giành chức vô địch. Tuy nhiên cái kết buồn cho Quảng Nam là điều được dự báo khi họ thực tế đã hấp hối từ mùa giải 2019. Đến V-League 2020, “ông trời” - như cách gọi của HLV Nguyễn Thành Công - cũng không cứu được đội bóng xứ Quảng. Khó khăn vẫn chưa hết, khi họ đứng trước nguy cơ chia tay hàng loạt trụ cột như Huy Hùng, Thanh Trung, Tấn Sinh... Ảnh: VPF.
Trước khi cuộc đua trụ hạng của V-League khép lại, câu chuyện trọng tài từng trở thành chủ đề nóng mà nạn nhận chủ yếu là CLB Nam Định.
Đội bóng thành Nam tổng cộng phải chịu tám quyết định sai lầm của các trọng tài, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi đấu. Thậm chí, sau khi bị khước từ bàn thắng hợp lệ vào lưới Quảng Nam ở giai đoạn II, ban lãnh đạo Nam Định uất ức cho rằng các trọng tài cố tình dìm chết đội bóng của họ. May cho Nam Định, và cả Ban trọng tài, là đội bóng này trụ hạng. Nếu không, vở bi hài kịch ấy chưa biết còn kéo dài đến đâu.
Trước khi cuộc đua trụ hạng của V-League khép lại, câu chuyện trọng tài từng trở thành chủ đề nóng mà nạn nhận chủ yếu là CLB Nam Định.
Đội bóng thành Nam tổng cộng phải chịu tám quyết định sai lầm của các trọng tài, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi đấu. Thậm chí, sau khi bị khước từ bàn thắng hợp lệ vào lưới Quảng Nam ở giai đoạn II, ban lãnh đạo Nam Định uất ức cho rằng các trọng tài cố tình dìm chết đội bóng của họ. May cho Nam Định, và cả Ban trọng tài, là đội bóng này trụ hạng. Nếu không, vở bi hài kịch ấy chưa biết còn kéo dài đến đâu.
Kim Hòa - Đức Đồng - Lâm Thỏa