Tại Hà Nội, trong tiết trời mù và lạnh, từ sáng 4/2 (tức 23 tháng Chạp), nhiều người đã đổ về cầu Long Biên để thả những xô cá chép xuống sông Hồng. Tuy nhiên, cá vừa thả xuống nước, trên sông đã có "đội quân" dùng lưới và kích điện bắt cá chờ sẵn.
Tại Hà Nội, trong tiết trời mù và lạnh, từ sáng 4/2 (tức 23 tháng Chạp), nhiều người đã đổ về cầu Long Biên để thả những xô cá chép xuống sông Hồng. Tuy nhiên, cá vừa thả xuống nước, trên sông đã có "đội quân" dùng lưới và kích điện bắt cá chờ sẵn.
Dưới chân cầu Long Biên, ngoài cá, còn có hàng nghìn bát hương, đồ thờ bị người dân vứt bỏ xuống sông Hồng trong ngày cúng ông Táo.
Dưới chân cầu Long Biên, ngoài cá, còn có hàng nghìn bát hương, đồ thờ bị người dân vứt bỏ xuống sông Hồng trong ngày cúng ông Táo.
Hồ Tây đoạn qua đường Thanh Niên gần 10 năm nay là nơi nhiều người dân tìm đến thả cá và cả túi nylon xuống hồ. Các tình nguyện viên môi trường tại đây cho biết, chỉ riêng hôm qua, ven hồ đặc kín bát hương và rác, nhóm đã phải mất một ngày thu gom, đóng thành 5-6 bao tải.
Hồ Tây đoạn qua đường Thanh Niên gần 10 năm nay là nơi nhiều người dân tìm đến thả cá và cả túi nylon xuống hồ. Các tình nguyện viên môi trường tại đây cho biết, chỉ riêng hôm qua, ven hồ đặc kín bát hương và rác, nhóm đã phải mất một ngày thu gom, đóng thành 5-6 bao tải.
Người dân được khuyến cáo hạn chế túi nylon khi thả cá nhằm bảo vệ môi trường.
Lúc 7h, chị Mai Hương đã có mặt tại hồ Hoàn Kiếm để thả những con cá chép đỏ. Chị cho biết, vào ngày Tết ông Công ông Táo phải đi làm nên gia đình tranh thủ làm lễ cúng sớm.
Lúc 7h, chị Mai Hương đã có mặt tại hồ Hoàn Kiếm để thả những con cá chép đỏ. Chị cho biết, vào ngày Tết ông Công ông Táo phải đi làm nên gia đình tranh thủ làm lễ cúng sớm.
Tại TP HCM, nhiều người dân mua cả tấn cá, đem thả ở sông, kênh rạch để cầu bình an, tiễn ông Táo chầu trời.
Từ 8h, tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), đông đảo người dân tập trung làm lễ cúng trước khi thả cá ra sông Sài Gòn. So với mọi năm, lượng người về đây thả cá đã giảm hẳn, không còn cảnh chen lấn xô đẩy.
Tại TP HCM, nhiều người dân mua cả tấn cá, đem thả ở sông, kênh rạch để cầu bình an, tiễn ông Táo chầu trời.
Từ 8h, tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), đông đảo người dân tập trung làm lễ cúng trước khi thả cá ra sông Sài Gòn. So với mọi năm, lượng người về đây thả cá đã giảm hẳn, không còn cảnh chen lấn xô đẩy.
Để cá được khoẻ mạnh, nhóm phật tử thuê ghe chở ra giữa sông Sài Gòn để phóng sinh một tấn cá trê.
"Đây là một hoạt động thường niên của nhóm, cứ hai tuần thả cá phóng sinh một lần. Nay ngày ông Công ông Táo nên nhóm thả nhiều, cầu mong chúng sinh được bình an", bà Hoa (quận Tân Phú), đại diện nhóm nói.
Để cá được khoẻ mạnh, nhóm phật tử thuê ghe chở ra giữa sông Sài Gòn để phóng sinh một tấn cá trê.
"Đây là một hoạt động thường niên của nhóm, cứ hai tuần thả cá phóng sinh một lần. Nay ngày ông Công ông Táo nên nhóm thả nhiều, cầu mong chúng sinh được bình an", bà Hoa (quận Tân Phú), đại diện nhóm nói.
"Ngoài ý nghĩa tâm linh về ngày tiễn ông Công ông Táo, tôi nghĩ việc thả cá cũng góp phần tái tạo nguồn lợi ngoài tự nhiên", chị Út (quận Tân Phú) nói, trong lúc thả 180 kg cá trê xuống sông.
"Ngoài ý nghĩa tâm linh về ngày tiễn ông Công ông Táo, tôi nghĩ việc thả cá cũng góp phần tái tạo nguồn lợi ngoài tự nhiên", chị Út (quận Tân Phú) nói, trong lúc thả 180 kg cá trê xuống sông.
Một con cá chép trứng gần 2 kg được người dân thả xuống sông.
Vừa phóng sinh 70 kg cá chép và cá trê trên sông, vợ chồng chị Ánh (TP Thủ Đức) tranh thủ livestream trên Facebook để "bạn bè, họ hàng, người thân cùng xem".
Vừa phóng sinh 70 kg cá chép và cá trê trên sông, vợ chồng chị Ánh (TP Thủ Đức) tranh thủ livestream trên Facebook để "bạn bè, họ hàng, người thân cùng xem".
Thuê thuyền ra giữa sông thả cá cúng ông Táo. Video: Tuấn Việt - Lộc Chung.
Ngọc Thành - Hữu Khoa