Đối với nhiều người, cuộc sống mưu sinh bị cô lập với thế giới bên ngoài có lẽ rất đáng sợ và khó khăn. Thế nhưng ông Liu Shengjia đã sống một mình suốt 10 năm qua trong làng Xuenshanshe (thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc).
Đối với nhiều người, cuộc sống mưu sinh bị cô lập với thế giới bên ngoài có lẽ rất đáng sợ và khó khăn. Thế nhưng ông Liu Shengjia đã sống một mình suốt 10 năm qua trong làng Xuenshanshe (thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc).
Làng Xuenshanshe từng là nơi cư ngụ của khoảng 20 hộ gia đình. Song từ khi mọi nguồn sống trở nên khan hiếm, dân làng đã tìm đến nơi khác còn những người ở lại thì cũng đã qua đời.
Làng Xuenshanshe từng là nơi cư ngụ của khoảng 20 hộ gia đình. Song từ khi mọi nguồn sống trở nên khan hiếm, dân làng đã tìm đến nơi khác còn những người ở lại thì cũng đã qua đời.
Năm 2006, ông Liu quyết ở lại để chăm sóc người mẹ và em trai trong cơn bạo bệnh nhưng một năm sau đó cả hai đều qua đời. Từ đó ông Liu trở thành cư dân duy nhất của Xuenshanshe.
Năm 2006, ông Liu quyết ở lại để chăm sóc người mẹ và em trai trong cơn bạo bệnh nhưng một năm sau đó cả hai đều qua đời. Từ đó ông Liu trở thành cư dân duy nhất của Xuenshanshe.
Ông Liu chia sẻ: “Ban đầu, tôi không thể ngủ được khi nghe thấy tiếng hú của chó hoang. Nhưng sau đó, tôi bắt đầu nuôi cừu, chúng trở thành bạn đồng hành và tôi dần dần quen với cuộc sống đơn độc”.
Ông Liu chia sẻ: “Ban đầu, tôi không thể ngủ được khi nghe thấy tiếng hú của chó hoang. Nhưng sau đó, tôi bắt đầu nuôi cừu, chúng trở thành bạn đồng hành và tôi dần dần quen với cuộc sống đơn độc”.
Ông Liu cho biết cuộc sống một mình ở đây cũng đem lại cho ông một số đặc quyền riêng khi cả ngôi làng đều do ông quản lý. Ông có thể chuyển đến bất cứ căn nhà nào mình thích dù lựa chọn không quá nhiều. Bên cạnh đó, ông Liu vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi nguồn nước và thức ăn ở rất xa so với ngôi làng.
Ông Liu cho biết cuộc sống một mình ở đây cũng đem lại cho ông một số đặc quyền riêng khi cả ngôi làng đều do ông quản lý. Ông có thể chuyển đến bất cứ căn nhà nào mình thích dù lựa chọn không quá nhiều. Bên cạnh đó, ông Liu vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi nguồn nước và thức ăn ở rất xa so với ngôi làng.
Ngoài nuôi cừu, ông Liu đang làm tại trạm bảo vệ rừng của địa phương với mức lương 700 nhân dân tệ (hơn 2 triệu đồng). Ông cũng có điện thoại di động và hệ thống đèn điện để sử dụng hàng ngày.
Ngoài nuôi cừu, ông Liu đang làm tại trạm bảo vệ rừng của địa phương với mức lương 700 nhân dân tệ (hơn 2 triệu đồng). Ông cũng có điện thoại di động và hệ thống đèn điện để sử dụng hàng ngày.
Mặc dù đã thích nghi với cuộc sống cô lập, Liu Shengjia nói rằng ông vẫn nuôi ý định rời quê đến nơi khác đông đúc hơn trong tương lai.
Mặc dù đã thích nghi với cuộc sống cô lập, Liu Shengjia nói rằng ông vẫn nuôi ý định rời quê đến nơi khác đông đúc hơn trong tương lai.
Làng Xuenshanshe là một trong những ngôi làng 'ma' đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại Trung Quốc. Đây chính là hệ quả của việc mất cân bằng trong đô thị hóa. Theo dự đoán, 250 triệu người dân ở khu vực nông thôn của Trung Quốc sẽ chuyển đến sống tại các thành phố vào năm 2030.
Làng Xuenshanshe là một trong những ngôi làng 'ma' đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại Trung Quốc. Đây chính là hệ quả của việc mất cân bằng trong đô thị hóa. Theo dự đoán, 250 triệu người dân ở khu vực nông thôn của Trung Quốc sẽ chuyển đến sống tại các thành phố vào năm 2030.
Ảnh: CCTV.
Phạm Huyền