Từ năm 1994, anh Lâm Văn Đồng cùng vợ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã theo nghề đúc xoong nồi nhôm. Hai vợ chồng rong ruổi khắp các thôn xóm trong huyện và vùng lân cận để phục vụ nhu cầu của những gia đình muốn tự đúc xoong nồi thay vì mua trên thị trường.
"Thời điểm gần Tết thì nhu cầu đúc nhiều hơn", anh cho biết.
Từ năm 1994, anh Lâm Văn Đồng cùng vợ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã theo nghề đúc xoong nồi nhôm. Hai vợ chồng rong ruổi khắp các thôn xóm trong huyện và vùng lân cận để phục vụ nhu cầu của những gia đình muốn tự đúc xoong nồi thay vì mua trên thị trường.
"Thời điểm gần Tết thì nhu cầu đúc nhiều hơn", anh cho biết.
Nhiều người dân ở huyện Phú Xuyên có thói quen góp nhặt phế liệu trong một năm, rồi đến gần Tết thì thuê đúc thành xoong nồi để gói bánh chưng hoặc tặng người thân.
"Tôi nhặt nhạnh gần một năm được hơn chục cân nhôm, bây giờ đứng xem đúc từng chi tiết rất yên tâm không bị hao hụt, tiền công đúc lại rẻ", bà Đào Thị Ban (xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên) nói.
Nhiều người dân ở huyện Phú Xuyên có thói quen góp nhặt phế liệu trong một năm, rồi đến gần Tết thì thuê đúc thành xoong nồi để gói bánh chưng hoặc tặng người thân.
"Tôi nhặt nhạnh gần một năm được hơn chục cân nhôm, bây giờ đứng xem đúc từng chi tiết rất yên tâm không bị hao hụt, tiền công đúc lại rẻ", bà Đào Thị Ban (xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên) nói.
Anh Đồng cho hay khách hàng của mình chủ yếu là bà con nông dân, những người dân ít có điều kiện đi xa và thu nhập thấp, nên họ muốn có người đến nhà đúc cho mình các sản phẩm đẹp và bền.
Anh Đồng cho hay khách hàng của mình chủ yếu là bà con nông dân, những người dân ít có điều kiện đi xa và thu nhập thấp, nên họ muốn có người đến nhà đúc cho mình các sản phẩm đẹp và bền.
Để đúc chiếc nồi kích thước 50x40 cm cần khoảng 25-30 kg nhôm; đúc trong 90 phút và tiền công trên dưới 300.000 đồng.
Để đúc chiếc nồi kích thước 50x40 cm cần khoảng 25-30 kg nhôm; đúc trong 90 phút và tiền công trên dưới 300.000 đồng.
Đúc xoong nồi thủ công cần bộ khuôn và các loại vật liệu như cát mịn, than đá...
Lò đúc chạy bằng điện. Quá trình đúc cần diễn ra trong thời tiết khô ráo để tránh hạt mưa bắn vào nhôm đang nấu gây rỗ, nổ và thủng sản phẩm.
Lò đúc chạy bằng điện. Quá trình đúc cần diễn ra trong thời tiết khô ráo để tránh hạt mưa bắn vào nhôm đang nấu gây rỗ, nổ và thủng sản phẩm.
"Nhôm phế liệu, vỏ lon,... được đun nóng ở nhiệt độ cao, khi nước nhôm đỏ tới độ thì mới có thể đổ vào khuôn", anh Đồng nói.
"Nhôm phế liệu, vỏ lon,... được đun nóng ở nhiệt độ cao, khi nước nhôm đỏ tới độ thì mới có thể đổ vào khuôn", anh Đồng nói.
Sau khi phế liệu tan chảy, phần cặn sẽ nổi lên trên và được loại bỏ, phần nhôm nguyên chất lắng xuống dưới được đổ vào khuôn.
Sau khi phế liệu tan chảy, phần cặn sẽ nổi lên trên và được loại bỏ, phần nhôm nguyên chất lắng xuống dưới được đổ vào khuôn.
Sau khi đổ nước nhôm vào khuôn, để vài chục phút nhôm nguội dần là người thợ có thể lấy thành phẩm ra.
Sau khi đổ nước nhôm vào khuôn, để vài chục phút nhôm nguội dần là người thợ có thể lấy thành phẩm ra.
Mỗi chiếc nồi khi đúc người thợ sẽ khắc tên của từng gia đình lên thân và vung để dễ dàng nhận biết.
Mỗi chiếc nồi khi đúc người thợ sẽ khắc tên của từng gia đình lên thân và vung để dễ dàng nhận biết.
Ngọc Thành