Điều này gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hiện tại của em. Vậy pháp luật có cho phép người như em làm lại căn cước công dân không và thủ tục ra sao?
Luật sư tư vấn
Theo điều 37 Bộ luật Dân sự về chuyển đổi giới tính, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Điều 28 Bộ luật này cho phép công dân được đổi tên sau khi đã chuyển đổi giới tính.
Như vậy, sau khi được đã chuyển đổi giới tính, công dân nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, đổi lại chứng minh nhân dân (nay là căn cước công dân) để phù hợp với tên và giới tính đã được đổi.
Thủ tục thay đổi hộ tịch
Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Hồ sơ yêu cầu thay đổi họ, tên gồm: tờ khai (theo mẫu quy định); giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch (bản chính); các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi. UBND cấp huyện giải quyết các trường hợp từ đủ 14 tuổi trở lên.
Về đổi căn cước công dân (CCCD), điều 24 Luật Căn cước công dân quy định thủ tục được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội