Theo truyền thuyết, vào năm 1845, một vị thánh lang thang ở Ấn Độ đã trao công thức bí mật, tạo nên loại thảo dược "kỳ diệu" cho thầy lang Veeranna Goud. Công thức có tên "prasadam", truyền qua nhiều đời, tới nay vẫn được người dân tin tưởng tìm đến vào mùa hè hàng năm với niềm mong muốn chữa bệnh miễn phí.
"Chúng tôi là thế hệ thứ 5 giữ gìn truyền thống này", bà Kakarna Alkananda, người phụ trách phân phối thuốc của gia đình cho biết.
Trong ảnh, Alkananda đang giữ một đứa trẻ và nhét cá sống nhồi bột thảo dược vào miệng cô bé.
Theo truyền thuyết, vào năm 1845, một vị thánh lang thang ở Ấn Độ đã trao công thức bí mật, tạo nên loại thảo dược "kỳ diệu" cho thầy lang Veeranna Goud. Công thức có tên "prasadam", truyền qua nhiều đời, tới nay vẫn được người dân tin tưởng tìm đến vào mùa hè hàng năm với niềm mong muốn chữa bệnh miễn phí.
"Chúng tôi là thế hệ thứ 5 giữ gìn truyền thống này", bà Kakarna Alkananda, người phụ trách phân phối thuốc của gia đình cho biết.
Trong ảnh, Alkananda đang giữ một đứa trẻ và nhét cá sống nhồi bột thảo dược vào miệng cô bé.
Alkananda hướng dẫn một đứa trẻ nuốt cá sống chứa bột thảo dược.
Mỗi năm, hàng nghìn bệnh nhân hen suyễn đến đây để nhận liệu pháp điều trị. Họ tin rằng cá đi xuống cổ họng, mang theo loại thảo dược bí truyền có thể làm giảm đờm, giải phóng các điểm tắc nghẽn.
Alkananda hướng dẫn một đứa trẻ nuốt cá sống chứa bột thảo dược.
Mỗi năm, hàng nghìn bệnh nhân hen suyễn đến đây để nhận liệu pháp điều trị. Họ tin rằng cá đi xuống cổ họng, mang theo loại thảo dược bí truyền có thể làm giảm đờm, giải phóng các điểm tắc nghẽn.
Các bệnh nhân hen suyễn tụ tập quanh một gian hàng thủy sản để mua cá sống điều trị bệnh. Gian hàng thuộc quản lý của cơ quan thủy sản chính phủ, được đặt ngay trong khuôn viên. Dù thảo dược miễn phí, mỗi con cá có giá 40 rupee (chưa đến 1 USD).
Các bệnh nhân hen suyễn tụ tập quanh một gian hàng thủy sản để mua cá sống điều trị bệnh. Gian hàng thuộc quản lý của cơ quan thủy sản chính phủ, được đặt ngay trong khuôn viên. Dù thảo dược miễn phí, mỗi con cá có giá 40 rupee (chưa đến 1 USD).
Những con cá nhỏ dùng để trị bệnh. Cá sau đó được chuyển đến cho thầy lang, người này sẽ bóp một loại thảo dược màu vàng vào miệng cá. Sau đó, các bệnh nhân nuốt trực tiếp cá kèm thảo dược xuống cổ họng.
Những con cá nhỏ dùng để trị bệnh. Cá sau đó được chuyển đến cho thầy lang, người này sẽ bóp một loại thảo dược màu vàng vào miệng cá. Sau đó, các bệnh nhân nuốt trực tiếp cá kèm thảo dược xuống cổ họng.
Bệnh nhân cầm hộp nhựa lấy thêm bột thảo dược mang về nhà, nhằm sử dụng sau này.
Một thầy lang chuẩn bị sẵn cá sống nhồi thảo dược để đưa cho các bệnh nhân đang xếp hàng chờ lợi khá lâu.
Một thầy lang chuẩn bị sẵn cá sống nhồi thảo dược để đưa cho các bệnh nhân đang xếp hàng chờ lợi khá lâu.
Một bệnh nhân hen suyễn xếp hàng chuẩn bị nhận cá tại Hyderabad.
Một đứa trẻ mắc hen suyễn bật khóc khi được nhét một con cá sống nhồi bột thảo dược vào miệng.
Một bé gái khác được hướng dẫn nuốt cá sống. Phương pháp chữa trị bị nhiều nhà khoa học phản đối. Một số người cho rằng nó không có tác dụng, mất vệ sinh và tiềm ẩn nhiều mối nguy về nhiễm khuẩn.
Một bé gái khác được hướng dẫn nuốt cá sống. Phương pháp chữa trị bị nhiều nhà khoa học phản đối. Một số người cho rằng nó không có tác dụng, mất vệ sinh và tiềm ẩn nhiều mối nguy về nhiễm khuẩn.
Con cá sống trên tay Aash Mohammed, một trong những người đến nhận thuốc. Cô và gia đình đã di chuyển hơn 20 giờ bằng tàu hỏa từ thủ đô New Delhi tới ngôi làng này.
"Mẹ tôi đã áp dụng phương pháp điều trị được 7 năm, nó giúp bà ấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Việc thở dễ dàng, các cơn hen suyễn ít tấn công hơn", cô nói.
Con cá sống trên tay Aash Mohammed, một trong những người đến nhận thuốc. Cô và gia đình đã di chuyển hơn 20 giờ bằng tàu hỏa từ thủ đô New Delhi tới ngôi làng này.
"Mẹ tôi đã áp dụng phương pháp điều trị được 7 năm, nó giúp bà ấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Việc thở dễ dàng, các cơn hen suyễn ít tấn công hơn", cô nói.
Người dân xếp hàng đến nhận cá sống để chữa bệnh hen suyễn. Theo báo cáo, hàng nghìn người đã sử dụng "prasadam" trong năm nay. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ dựng lều tạm cho sự kiện này, đồng thời giám sát an ninh và vệ sinh.
Người dân xếp hàng đến nhận cá sống để chữa bệnh hen suyễn. Theo báo cáo, hàng nghìn người đã sử dụng "prasadam" trong năm nay. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ dựng lều tạm cho sự kiện này, đồng thời giám sát an ninh và vệ sinh.
Thục Linh (Theo AP)