Những ngày này, ngư dân xã Bình Châu hối hả chuẩn bị cho phiên biển trước Tết. Họ dùng xe đạp thồ chở những cây đá lạnh từ nhà máy ra bến cảng, rồi chuyển xuống tàu qua một tấm ván.
Những ngày này, ngư dân xã Bình Châu hối hả chuẩn bị cho phiên biển trước Tết. Họ dùng xe đạp thồ chở những cây đá lạnh từ nhà máy ra bến cảng, rồi chuyển xuống tàu qua một tấm ván.
Đá được chuyển xuống hầm để bảo quản hải sản. Chủ tàu Bùi Duy Thảo, 45 tuổi, cho biết với mỗi chuyến biển xa bờ dài ngày (khoảng một tháng), một tàu cần khoảng 1.000 cây đá lạnh.
Đá được chuyển xuống hầm để bảo quản hải sản. Chủ tàu Bùi Duy Thảo, 45 tuổi, cho biết với mỗi chuyến biển xa bờ dài ngày (khoảng một tháng), một tàu cần khoảng 1.000 cây đá lạnh.
Ngư dân Trần Văn Hội, 56 tuổi, đang sắp xếp lại các bao gạo trong boong tàu. "Chở 6 bao gạo cho 8 người ăn, cái này chở cho chắc vậy thôi chứ ăn không hết", ông Hội nói. Ngoài gạo, ngư dân còn chuẩn bị nước uống, sinh hoạt, mì tôm... và các nhu yếu phẩm khác.
Ngư dân Trần Văn Hội, 56 tuổi, đang sắp xếp lại các bao gạo trong boong tàu. "Chở 6 bao gạo cho 8 người ăn, cái này chở cho chắc vậy thôi chứ ăn không hết", ông Hội nói. Ngoài gạo, ngư dân còn chuẩn bị nước uống, sinh hoạt, mì tôm... và các nhu yếu phẩm khác.
Một phụ nữ chuẩn bị nước mắm cho chồng và bạn thuyền trước giờ ra khơi.
Thuyền trưởng Bùi Cu Kê ngồi đan nốt mảnh lưới trước khi ra khơi đánh lưới rê, bắt cá chuồn. "Đây là chuyến biển thứ hai trong năm mới", anh Kê nói.
Năm mới theo quan niệm của ngư dân bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, khi thời tiết thuận lợi. Năm cũ đã kết thúc từ tháng 8-9, khi biển vào mùa động.
Thuyền trưởng Bùi Cu Kê ngồi đan nốt mảnh lưới trước khi ra khơi đánh lưới rê, bắt cá chuồn. "Đây là chuyến biển thứ hai trong năm mới", anh Kê nói.
Năm mới theo quan niệm của ngư dân bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, khi thời tiết thuận lợi. Năm cũ đã kết thúc từ tháng 8-9, khi biển vào mùa động.
Ngư dân làm nghề lặn hải sâm đang buộc chặt mấu nối của ống dẫn khí, dụng cụ rất quan trọng khi lặn xuống biển sâu.
Ngư dân làm nghề lặn hải sâm đang buộc chặt mấu nối của ống dẫn khí, dụng cụ rất quan trọng khi lặn xuống biển sâu.
Thuyền trưởng Bùi Duy Thảo (áo đỏ) dán lại ống nước trên tàu. "Tàu tôi có 8 người, dự định đi 25 ngày ở Trường Sa để kiếm tiền tiêu Tết", ông Thảo nói. Trung bình tổn (chi phí) cho mỗi tàu ra khơi một chuyến 80-300 triệu đồng tùy loại hình đánh bắt, đi dài hay ngắn ngày.
Tàu đánh bắt một tháng đựơc sản lượng khoảng 10 tấn, trừ chi phí mỗi người thu nhập 10-30 triệu đồng. Riêng chủ tàu lời 50-80 triệu đồng.
Thuyền trưởng Bùi Duy Thảo (áo đỏ) dán lại ống nước trên tàu. "Tàu tôi có 8 người, dự định đi 25 ngày ở Trường Sa để kiếm tiền tiêu Tết", ông Thảo nói. Trung bình tổn (chi phí) cho mỗi tàu ra khơi một chuyến 80-300 triệu đồng tùy loại hình đánh bắt, đi dài hay ngắn ngày.
Tàu đánh bắt một tháng đựơc sản lượng khoảng 10 tấn, trừ chi phí mỗi người thu nhập 10-30 triệu đồng. Riêng chủ tàu lời 50-80 triệu đồng.
Ông Phạm Cao Cường, máy trưởng của một tàu cá đang thử các thiết bị trước chuyến đi biển. Cùng với thuyền trưởng, máy trưởng được cấp bằng là yêu cầu bắt buộc để ra khơi.
Ông Phạm Cao Cường, máy trưởng của một tàu cá đang thử các thiết bị trước chuyến đi biển. Cùng với thuyền trưởng, máy trưởng được cấp bằng là yêu cầu bắt buộc để ra khơi.
Trong khi đó, nhiều ngư dân vừa từ biển về bờ mang theo nhiều mẻ cá tươi các loại như nục, chuồn, ngân, cơm,... Hiện một kg cá nục tại cảng giá 55.000 đồng.
Trong khi đó, nhiều ngư dân vừa từ biển về bờ mang theo nhiều mẻ cá tươi các loại như nục, chuồn, ngân, cơm,... Hiện một kg cá nục tại cảng giá 55.000 đồng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, tàu rẽ sóng ra khơi.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết, toàn xã có 483 tàu, sản lượng hải sản năm 2019 đạt hơn 19.900 tấn, tăng 109% so với cùng kỳ năm trước.
Người dân đi chuyến biển này kiếm tiền tiêu Tết, một số người về bờ rồi tiếp tục đón Tết trên biển đến ngày 9-10 tháng giêng mới về. "Về bờ sau Tết ngư dân sẽ bán được giá cao", ông Hùng nói.
Quảng Ngãi hiện có 5.560 tàu cá với công suất bình quân mỗi tàu 330 CV. Trong đó có 3.300 tàu đánh bắt xa bờ, đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang).
Theo quy hoạch của UBND Quảng Ngãi, đến năm 2020, số lượng tàu giảm còn 5.300 chiếc với tổng công suất 1,6 triệu CV. Tổng sản lượng khai thác đạt hơn 200.000 tấn, giá trị 6.840 tỷ đồng, tăng bình quân 7,6% mỗi năm, tạo việc làm cho khoảng 50.000 người, trong đó số lao động qua đào tạo đạt 70%.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, tàu rẽ sóng ra khơi.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết, toàn xã có 483 tàu, sản lượng hải sản năm 2019 đạt hơn 19.900 tấn, tăng 109% so với cùng kỳ năm trước.
Người dân đi chuyến biển này kiếm tiền tiêu Tết, một số người về bờ rồi tiếp tục đón Tết trên biển đến ngày 9-10 tháng giêng mới về. "Về bờ sau Tết ngư dân sẽ bán được giá cao", ông Hùng nói.
Quảng Ngãi hiện có 5.560 tàu cá với công suất bình quân mỗi tàu 330 CV. Trong đó có 3.300 tàu đánh bắt xa bờ, đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang).
Theo quy hoạch của UBND Quảng Ngãi, đến năm 2020, số lượng tàu giảm còn 5.300 chiếc với tổng công suất 1,6 triệu CV. Tổng sản lượng khai thác đạt hơn 200.000 tấn, giá trị 6.840 tỷ đồng, tăng bình quân 7,6% mỗi năm, tạo việc làm cho khoảng 50.000 người, trong đó số lao động qua đào tạo đạt 70%.
Phạm Linh