Dưới đây là các ảnh hưởng mà trẻ sẽ nhận được từ người ngủ cùng mình trong những năm đầu đời, theo liệt kê của sohu:
Ngủ với bố mẹ, đặc biệt là mẹ, bé sẽ phát triển tối ưu
Giữa bé và mẹ có sợi dây liên kết vô cùng đặc biệt. Ở bên cạnh mẹ, bé sẽ cảm thấy an toàn tuyệt đối. Chỉ mẹ mới có thể mang lại cho bé cảm giác ấm áp, an toàn, dễ chịu. Sau khi chào đời, mẹ vẫn là người bé gần gũi nhất. Đặc biệt, đêm chính là thời điểm tốt nhất để bồi đắp tình mẫu tử. Muốn con phát triển tốt nhất, cha mẹ, đặc biệt là mẹ nên ngủ cùng con trong giai đoạn đầu đời.
Ngủ cùng ông bà khiến trí não trẻ kém phát triển
Nhiều cha mẹ thường để ông bà chăm sóc con lúc buổi tối. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới bé. Người lớn tuổi thường hô hấp kém, khi ngủ vào ban đêm, người già sẽ hít thở nhiều hơn bình thường. Ngủ cùng ông bà, bé sẽ hít vào cơ thể một lượng lớn khí thải, khiến trí tuệ bé phát triển kém và tính cách sau này cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vì thế, bố mẹ chỉ nên cho bé ở bên ông bà vào ban ngày. Ban đêm, không nên cho bé ngủ chung với ông bà, vừa để bảo vệ sức khỏe của bé, cũng đồng thời bảo vệ sức khỏe ông bà: để họ có thể ngon giấc, không bị cháu quấy khóc đánh thức.
Ngủ một mình, bé sẽ là người tự lập
Nhìn chung, bé ngủ ngon hơn khi ở cùng bố mẹ vì bé sẽ có cảm giác được che chở, bảo vệ. Bố mẹ cũng tiện chăm sóc con hơn nếu ngủ cùng bé. Ngủ một mình, bé có cảm giác bất an, lo lắng.
Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, trẻ cũng cần được ngủ một mình để rèn luyện tính cách tự lập. Tùy hoàn cảnh gia đình cũng như sự phát triển của từng bé, bố mẹ có thể lựa chọn thời gian phù hợp cho trẻ ra ngủ riêng. Sớm nhất, sau 3 tuổi, trẻ có thể ngủ một mình vì lúc này bé đã có khả năng tự lập.
Kim Kim