Một trong những bản khắc tiếng Gaulish hiếm hoi. |
Theo nghiên cứu của họ, Celtic được chia thành 2 nhánh từ một tiếng mẹ đẻ Ấn Âu có từ năm 3.200 trước Công nguyên. Một phiên bản - Gaulish, còn được gọi là Continental Celtic, được sử dụng ở lục địa châu Âu. Phiên bản thứ 2, tiếng Anh, còn gọi là Insular Celtic, đến thẳng nước Anh.
Ở Anh, Celtic lại được phân chia một lần nữa, thành Brythonic (Welsh hay Breton Celtic) và Goidelic, được biết đến như Irish và Scottish Gaelic.
Làn sóng di chuyển đơn lẻ tới Anh này đã đi ngược lại một giả thuyết trước đó là Celtic đến Anh qua 2 sự kiện và một trong những sự kiện đó đưa Celtic đến thẳng Ireland. Các nhà nghiên cứu cũng xác định được thời gian xuất hiện thứ tiếng mẹ đẻ Ấn Âu, hiện đã biến mất, là vào khoảng năm 8.100 trước Công nguyên.
Để khẳng định điều này, Peter Forster tại Đại học Cambridge, Anh, đã áp dụng phương pháp phân tích ADN để nghiên cứu những bản khắc và các từ tương ứng của tiếng Hy Lạp cổ điển, tiếng Ireland cổ và những phiên bản hiện đại của tiếng Ireland, Welsh, Breton, Pháp, Tây Ban Nha...
Hầu hết các từ thuộc các ngôn ngữ đều tương đối giống nhau. Ví dụ, từ mother trong tiếng Gaulish là matir, tiếng Latin là mater. Những điểm tương tự này được liên hệ với sự biến đổi trong gene di truyền. Còn một nhóm từ khác thì hoàn toàn khác biệt. Ví dụ, từ daughter trong tiếng Gaulish là duxtir, ở tiếng Tây Ban Nha là hija. Những khác biệt này được ví như những gene mới xuất hiện thay thế. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu tìm ra thời gian xuất hiện ngôn ngữ, cũng giống như tìm ra nguồn gốc của loài mới dựa trên ADN.
"Kết quả tìm kiếm khẳng định ngôn ngữ của chúng ta được đưa đến châu Âu và quần đảo Anh bởi những người nông dân đầu tiên vào giai đoạn đầu của thời kỳ đồ đá mới. Những nông dân này có thể đến từ vùng cận Đông, đi qua Thổ Nhĩ Kỳ", Forster phát biểu.
Các chuyên gia hy vọng nhiều ngôn ngữ cổ đại ngoài Gaulish và Latin, ví dụ như Hittite, cũng có thể được sử dụng để nghiên cứu nguồn gốc tiếng Celtic và nhiều ngôn ngữ châu Âu khác.
Minh Thi (theo Discovery)