Ngôi nhà 260 m2 nằm tại một khu đô thị ở thành phố Thanh Hóa có thiết kế ba tầng, một tum. Theo quy định chung, kiến trúc sư chỉ được cải tạo nội thất, không được thay đổi bề ngoài ngôi nhà, tác động tới cảnh quan chung của khu.
Với mong muốn của gia chủ là có không gian sống gần gũi, quen thuộc với mọi thành viên trong gia đình, nhóm thiết kế đã chọn phong cách Đông Dương kết hợp giữa kiến trúc tân cổ điển Pháp và các chất liệu truyền thống Á Đông nhằm phối hợp giữa nét hiện đại và văn hóa đặc trưng dân tộc.
Ngôi nhà 260 m2 nằm tại một khu đô thị ở thành phố Thanh Hóa có thiết kế ba tầng, một tum. Theo quy định chung, kiến trúc sư chỉ được cải tạo nội thất, không được thay đổi bề ngoài ngôi nhà, tác động tới cảnh quan chung của khu.
Với mong muốn của gia chủ là có không gian sống gần gũi, quen thuộc với mọi thành viên trong gia đình, nhóm thiết kế đã chọn phong cách Đông Dương kết hợp giữa kiến trúc tân cổ điển Pháp và các chất liệu truyền thống Á Đông nhằm phối hợp giữa nét hiện đại và văn hóa đặc trưng dân tộc.
Thiết kế giếng trời tạo hình dải lụa là điểm nhấn ấn tượng nhất của ngôi nhà, cũng là nơi đón những tia nắng ban mai đầu tiên của ngày mới.
Dải lụa được thiết kế ngay khu vực thông tầng, có chiều cao bằng một tầng, kéo dài từ điểm dưới của bồn hoa tầng ba xuống dưới nền lan can tầng hai. Ngoài tác dụng làm mềm không gian, giếng trời hình dải lụa còn cản ánh nắng trực tiếp từ trên cao rọi xuống, khiến ánh sáng vào tới nhà là ánh sáng gián tiếp, không gây chói lóa.
Theo kiến trúc sư phụ trách, phần dải lụa được làm từ hệ khung thép-lưới đổ bê tông mỏng tạo hình, chỉ có hai điểm tiếp xúc với tầng dưới rất nhỏ. Bởi vậy làm sao để khối bê tông này vừa nhẹ nhàng, mềm mại, vừa đảm bảo tính chịu lực kết cấu cũng gây khá nhiều khó khăn khi thi công.
"Dải lụa giống vạt áo đung đưa của những cô gái Bắc bộ xưa lúc xuân thì. Tôi muốn đưa những nét đẹp đầy thi vị đó vào trong thiết kế công trình hiện đại", kiến trúc sư phụ trách nêu ý tưởng.
Thiết kế giếng trời tạo hình dải lụa là điểm nhấn ấn tượng nhất của ngôi nhà, cũng là nơi đón những tia nắng ban mai đầu tiên của ngày mới.
Dải lụa được thiết kế ngay khu vực thông tầng, có chiều cao bằng một tầng, kéo dài từ điểm dưới của bồn hoa tầng ba xuống dưới nền lan can tầng hai. Ngoài tác dụng làm mềm không gian, giếng trời hình dải lụa còn cản ánh nắng trực tiếp từ trên cao rọi xuống, khiến ánh sáng vào tới nhà là ánh sáng gián tiếp, không gây chói lóa.
Theo kiến trúc sư phụ trách, phần dải lụa được làm từ hệ khung thép-lưới đổ bê tông mỏng tạo hình, chỉ có hai điểm tiếp xúc với tầng dưới rất nhỏ. Bởi vậy làm sao để khối bê tông này vừa nhẹ nhàng, mềm mại, vừa đảm bảo tính chịu lực kết cấu cũng gây khá nhiều khó khăn khi thi công.
"Dải lụa giống vạt áo đung đưa của những cô gái Bắc bộ xưa lúc xuân thì. Tôi muốn đưa những nét đẹp đầy thi vị đó vào trong thiết kế công trình hiện đại", kiến trúc sư phụ trách nêu ý tưởng.
Cũng có chức năng cản bớt ánh nắng trực tiếp rọi từ trên xuống, phía trên "dải lụa" là hệ mái kính có hoa văn sắt sơn trắng cách điệu từ những đám mây trắng kết hợp hệ lam gỗ cong với phần sắt cong 1/2 hình tròn mô phỏng ngói âm dương trong đình làng Bắc Bộ.
Cách thiết kế này vừa tạo tính thẩm mỹ, vừa giảm độ sáng gay gắt chiếu trực tiếp vào nhà.
Cũng có chức năng cản bớt ánh nắng trực tiếp rọi từ trên xuống, phía trên "dải lụa" là hệ mái kính có hoa văn sắt sơn trắng cách điệu từ những đám mây trắng kết hợp hệ lam gỗ cong với phần sắt cong 1/2 hình tròn mô phỏng ngói âm dương trong đình làng Bắc Bộ.
Cách thiết kế này vừa tạo tính thẩm mỹ, vừa giảm độ sáng gay gắt chiếu trực tiếp vào nhà.
Nếu như trong phong cách Đông Dương thuần túy, mọi thứ đều phải trật tự, đăng đối tuân thủ theo nhiều nguyên tắc thì với không gian này, kiến trúc sư giản lược tối đa, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiện ích của cuộc sống hiện đại.
Màu chủ đạo của căn hộ là trắng, kết hợp nâu trầm của nội thất - màu sắc điển hình của phong cách Đông Dương. Gỗ sử dụng trong nhà chủ yếu là gỗ sồi với ưu điểm về tính thẩm mỹ cũng như giá thành tốt.
Nếu như trong phong cách Đông Dương thuần túy, mọi thứ đều phải trật tự, đăng đối tuân thủ theo nhiều nguyên tắc thì với không gian này, kiến trúc sư giản lược tối đa, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiện ích của cuộc sống hiện đại.
Màu chủ đạo của căn hộ là trắng, kết hợp nâu trầm của nội thất - màu sắc điển hình của phong cách Đông Dương. Gỗ sử dụng trong nhà chủ yếu là gỗ sồi với ưu điểm về tính thẩm mỹ cũng như giá thành tốt.
Dấu ấn phong cách Đông Dương thể hiện rõ nhất ở không gian phòng khách, phòng ăn với những chi tiết như nội thất mây tre đan cùng họa tiết trang trí truyền thống.
Hệ tủ giày nối tiếp với khu vực vệ sinh chung ngay tại tầng một, kéo dài qua khu bếp tạo một khoảng liền mạch. Cách thiết kế này gần như ẩn giấu phòng vệ sinh một cách tinh tế, không ảnh hưởng tới công năng và thẩm mỹ chung.
Dấu ấn phong cách Đông Dương thể hiện rõ nhất ở không gian phòng khách, phòng ăn với những chi tiết như nội thất mây tre đan cùng họa tiết trang trí truyền thống.
Hệ tủ giày nối tiếp với khu vực vệ sinh chung ngay tại tầng một, kéo dài qua khu bếp tạo một khoảng liền mạch. Cách thiết kế này gần như ẩn giấu phòng vệ sinh một cách tinh tế, không ảnh hưởng tới công năng và thẩm mỹ chung.
Trong phong cách nội thất Đông Dương, gạch bông thường được sử dụng lát sàn. Từ khu vực phòng ăn, loại gạch này được sử dụng vừa tạo điểm nhấn, vừa làm mềm không gian.
Hệ cửa, khung trần nhà, vật dụng trang trí, chạm khắc phù điêu... đều chế tác từ gỗ có tuổi thọ cao, khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Trong phong cách nội thất Đông Dương, gạch bông thường được sử dụng lát sàn. Từ khu vực phòng ăn, loại gạch này được sử dụng vừa tạo điểm nhấn, vừa làm mềm không gian.
Hệ cửa, khung trần nhà, vật dụng trang trí, chạm khắc phù điêu... đều chế tác từ gỗ có tuổi thọ cao, khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Khu vực sảnh tầng hai, bao quanh khu vực thông tầng được thiết kế thành nơi đọc sách. Với thiết kế này, mọi người sống trong nhà đều cảm thấy thoải mái, thư giãn và dễ dàng tương tác với nhau nhất.
Khoảng thông tầng từ lầu một tới mái giúp toàn bộ công trình được đối lưu không khí và đủ ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng từ khu vực này dễ dàng tiếp cận không gian riêng tư qua các vách kính.
Khu vực sảnh tầng hai, bao quanh khu vực thông tầng được thiết kế thành nơi đọc sách. Với thiết kế này, mọi người sống trong nhà đều cảm thấy thoải mái, thư giãn và dễ dàng tương tác với nhau nhất.
Khoảng thông tầng từ lầu một tới mái giúp toàn bộ công trình được đối lưu không khí và đủ ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng từ khu vực này dễ dàng tiếp cận không gian riêng tư qua các vách kính.
Hành lang dẫn vào phòng thay đồ sử dụng gạch bông cổ điển, giúp không gian vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại.
Hành lang dẫn vào phòng thay đồ sử dụng gạch bông cổ điển, giúp không gian vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại.
Các họa tiết hoa văn trở thành nét đặc trưng của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất, tạo nên chất riêng khi ứng dụng vào các chi tiết tường, trần, vật dụng trang trí...
Những bức phù điêu trong nhà là tranh vẽ sơn dầu trên toan kết hợp hệ khung bao gỗ. Toàn bộ nội dung tranh đều đến từ ý tưởng và đề xuất của nhóm kiến trúc sư nhằm phù hợp với phong cách chủ đạo của ngôi nhà.
Các họa tiết hoa văn trở thành nét đặc trưng của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất, tạo nên chất riêng khi ứng dụng vào các chi tiết tường, trần, vật dụng trang trí...
Những bức phù điêu trong nhà là tranh vẽ sơn dầu trên toan kết hợp hệ khung bao gỗ. Toàn bộ nội dung tranh đều đến từ ý tưởng và đề xuất của nhóm kiến trúc sư nhằm phù hợp với phong cách chủ đạo của ngôi nhà.
Khu vệ sinh cũng được lát gạch bông truyền thống.
Vì bồn tắm mua sẵn có nhiều mẫu không phù hợp với tổng thể, lại không đáp ứng được kích thước thực tế, do đó bồn tắm được thiết kế riêng, lắp đặt đầy đủ các thiết bị tăng tính tiện nghi nhất cho người sử dụng.
Khu vệ sinh cũng được lát gạch bông truyền thống.
Vì bồn tắm mua sẵn có nhiều mẫu không phù hợp với tổng thể, lại không đáp ứng được kích thước thực tế, do đó bồn tắm được thiết kế riêng, lắp đặt đầy đủ các thiết bị tăng tính tiện nghi nhất cho người sử dụng.
Bản vẽ công trình.
Ngôi nhà thi công trong thời điểm dịch Covid-19, do đó kéo dài 15 tháng, chi phí không được tiết lộ.
Bản vẽ công trình.
Ngôi nhà thi công trong thời điểm dịch Covid-19, do đó kéo dài 15 tháng, chi phí không được tiết lộ.
Trang Vy
Thiết kế và thi công: Lê House
Ảnh: WuyHoang Studio