Theo chân chú Thân, nhiếp ảnh gia ở Đồng Văn, tôi đến làng Mã Pắng hay còn gọi là làng Thiên Hương. Đường vào làng, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Những ngọn núi cao lên tít tận trời mây khiến tôi nghĩ nó là “cổng trời” của Đồng Văn. Khi phóng tầm mắt nhìn ra xa, thu vào là những con đường nhỏ nằm trên ụ núi.
Tôi nghe người bản địa bảo sông Nho Quế chạy từ Trung Quốc, rồi đi qua Lũng Cú và đoạn đường vào làng Thiên Hương chính là thượng nguồn của nó.
Theo chân chú Thân, nhiếp ảnh gia ở Đồng Văn, tôi đến làng Mã Pắng hay còn gọi là làng Thiên Hương. Đường vào làng, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Những ngọn núi cao lên tít tận trời mây khiến tôi nghĩ nó là “cổng trời” của Đồng Văn. Khi phóng tầm mắt nhìn ra xa, thu vào là những con đường nhỏ nằm trên ụ núi.
Tôi nghe người bản địa bảo sông Nho Quế chạy từ Trung Quốc, rồi đi qua Lũng Cú và đoạn đường vào làng Thiên Hương chính là thượng nguồn của nó.
Từ trung tâm thị trấn Đồng Văn, bạn chỉ cần mất khoảng 30 phút là đã đến được ngôi làng xinh đẹp này. Đầu làng là những cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đứng sừng sững mặc cho sự tàn phá của thời gian. Chỗ này được người dân lập đền thờ để tiện thờ cúng.
Từ trung tâm thị trấn Đồng Văn, bạn chỉ cần mất khoảng 30 phút là đã đến được ngôi làng xinh đẹp này. Đầu làng là những cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đứng sừng sững mặc cho sự tàn phá của thời gian. Chỗ này được người dân lập đền thờ để tiện thờ cúng.
Trong làng, phụ nữ dệt vải để làm quần áo. Trẻ em vô tư chơi đùa, chỉ cần cho kẹo bánh là chúng tíu tít, khuôn mặt đứa nào đứa nấy cười đùa như trẩy hội.
Trong làng, phụ nữ dệt vải để làm quần áo. Trẻ em vô tư chơi đùa, chỉ cần cho kẹo bánh là chúng tíu tít, khuôn mặt đứa nào đứa nấy cười đùa như trẩy hội.
Làng Thiên Hương là làng cổ, nơi cư ngụ của đồng bào dân tộc Tày. Họ sống bằng nghề nông nghiệp và làm rượu.
Di chuyển sâu vào bên trong làng, bạn sẽ được nhìn thấy những mái nhà cổ kính hơn 100 năm. Mỗi ngôi nhà được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương bao bọc, tường xây bằng đất. Nha gồm 2 gian, gian ở trên để đồ đạc, còn gian ở dưới để nấu ăn và sinh hoạt.
Làng Thiên Hương là làng cổ, nơi cư ngụ của đồng bào dân tộc Tày. Họ sống bằng nghề nông nghiệp và làm rượu.
Di chuyển sâu vào bên trong làng, bạn sẽ được nhìn thấy những mái nhà cổ kính hơn 100 năm. Mỗi ngôi nhà được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương bao bọc, tường xây bằng đất. Nha gồm 2 gian, gian ở trên để đồ đạc, còn gian ở dưới để nấu ăn và sinh hoạt.
Điểm nổi bật nhất bên trong ngôi nhà của người Tày chính là chiếc bàn thờ. Bàn thờ được bố trí rất trịnh trọng, hai bên là những dòng câu đối. Trước cửa nhà, người ta sẽ đeo 3 lá bùa để chống tà ma, quỷ dữ.
Điểm nổi bật nhất bên trong ngôi nhà của người Tày chính là chiếc bàn thờ. Bàn thờ được bố trí rất trịnh trọng, hai bên là những dòng câu đối. Trước cửa nhà, người ta sẽ đeo 3 lá bùa để chống tà ma, quỷ dữ.
Phụ nữ trong làng vẫn mặc những bộ áo dài truyền thống màu đen có quấn khăn trên đầu khi đi làm. Đàn ông cũng mặc trang phục màu đen giống như đàn ông Mông để sinh hoạt.
Phụ nữ trong làng vẫn mặc những bộ áo dài truyền thống màu đen có quấn khăn trên đầu khi đi làm. Đàn ông cũng mặc trang phục màu đen giống như đàn ông Mông để sinh hoạt.
Rảo bước trên làng Thiên Hương, tôi có cảm giác như mình đang lạc lối vào phố cổ Hội An, rất thanh bình, yên tĩnh mà nhẹ nhàng.
Rảo bước trên làng Thiên Hương, tôi có cảm giác như mình đang lạc lối vào phố cổ Hội An, rất thanh bình, yên tĩnh mà nhẹ nhàng.
Nếu nhắc đến Đồng Văn, người ta sẽ nhớ ngay đến rượu ngô men lá, nhưng nếu từng nhấm qua rượu Thiên Hương, bạn có thể sẽ nghĩ như tôi: Đây mới là loại rượu ngon nhất ở đây.
Rượu Thiên Hương là đặc sản của làng. Để có được một lít rượu Thiên Hương, người trong làng phải bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức để làm.
Nếu nhắc đến Đồng Văn, người ta sẽ nhớ ngay đến rượu ngô men lá, nhưng nếu từng nhấm qua rượu Thiên Hương, bạn có thể sẽ nghĩ như tôi: Đây mới là loại rượu ngon nhất ở đây.
Rượu Thiên Hương là đặc sản của làng. Để có được một lít rượu Thiên Hương, người trong làng phải bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức để làm.
Rượu được làm với một quy trình nghiêm ngặt. Đầu tiên, người ta sẽ hái hơn 30 loại lá thuốc để làm men, sau đó lấy ngô về, đổ vào nấu chín. Ngô đã bung to bằng ngón tay thì đổ ra phơi cho nguội đi. Tiếp tục quy trình này, người ta sẽ lấy men giã vào và bắt đầu dắt men, trộn đều và chất đống. Ủ kỹ vào bao. Mãi đến một tuần rồi mới đem ra cất rượu.
Với quy trình công phu, rượu Thiên Hương có vị thơm ngon, ngọt ngọt ở cổ họng, uống vào cảm thấy êm ái và ấm bụng. Hiện nay, rượu được bán với giá 40.000 đồng mỗi lít và được bán ra nhiều tỉnh khác ngoài Hà Giang.
Rượu được làm với một quy trình nghiêm ngặt. Đầu tiên, người ta sẽ hái hơn 30 loại lá thuốc để làm men, sau đó lấy ngô về, đổ vào nấu chín. Ngô đã bung to bằng ngón tay thì đổ ra phơi cho nguội đi. Tiếp tục quy trình này, người ta sẽ lấy men giã vào và bắt đầu dắt men, trộn đều và chất đống. Ủ kỹ vào bao. Mãi đến một tuần rồi mới đem ra cất rượu.
Với quy trình công phu, rượu Thiên Hương có vị thơm ngon, ngọt ngọt ở cổ họng, uống vào cảm thấy êm ái và ấm bụng. Hiện nay, rượu được bán với giá 40.000 đồng mỗi lít và được bán ra nhiều tỉnh khác ngoài Hà Giang.
Làng Thiên Hương trải qua cả trăm năm nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống. Tuy nhiên nhiều người dân trong làng vẫn sống trong cảnh nghèo nàn. Con đường đất vào làng vốn khó khăn lại càng lầy lội mỗi khi mưa ập đến cùng liên tiếp ổ gà. Có thể vì thế, mà khách du lịch cảm thấy “ngại” khi di chuyển đến nơi này.
Làng Thiên Hương trải qua cả trăm năm nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống. Tuy nhiên nhiều người dân trong làng vẫn sống trong cảnh nghèo nàn. Con đường đất vào làng vốn khó khăn lại càng lầy lội mỗi khi mưa ập đến cùng liên tiếp ổ gà. Có thể vì thế, mà khách du lịch cảm thấy “ngại” khi di chuyển đến nơi này.
Xu Kiên