Đình Khinh Dao, xã An Hưng, huyện An Dương (Hải Phòng) là công trình tín ngưỡng còn bảo tồn được nhiều nét kiến trúc thời hậu Lê thế kỷ 18. Năm 2005, di tích này được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đình Khinh Dao, xã An Hưng, huyện An Dương (Hải Phòng) là công trình tín ngưỡng còn bảo tồn được nhiều nét kiến trúc thời hậu Lê thế kỷ 18. Năm 2005, di tích này được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Trải qua hơn 200 năm, đình xuống cấp và đã được Bộ Văn hóa, UBND thành phố Hải Phòng đầu tư hơn 11 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo lại khang trang nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cũ của đình.
Trải qua hơn 200 năm, đình xuống cấp và đã được Bộ Văn hóa, UBND thành phố Hải Phòng đầu tư hơn 11 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo lại khang trang nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cũ của đình.
Cửa đình trang trí cuốn thư lớn khắc bài thơ chữ Hán theo thể chữ Triện. Sau khi các bậc tiền nhân khuất núi, người dân làng Khinh Dao không còn ai đọc và dịch nghĩa được nội dung bài thơ.
Cửa đình trang trí cuốn thư lớn khắc bài thơ chữ Hán theo thể chữ Triện. Sau khi các bậc tiền nhân khuất núi, người dân làng Khinh Dao không còn ai đọc và dịch nghĩa được nội dung bài thơ.
Đình không thiết kế cổng chính với 4 hoặc 2 cột đồng trụ đứng độc lập như nhiều ngôi đình khác mà thay vào đó là hai cổng tả, hữu với lối kiến trúc độc đáo.
Đình không thiết kế cổng chính với 4 hoặc 2 cột đồng trụ đứng độc lập như nhiều ngôi đình khác mà thay vào đó là hai cổng tả, hữu với lối kiến trúc độc đáo.
Mái cổng đắp bức phù điêu danh tướng Phạm Đình Trọng trong trang phục áo giáp cưỡi ngựa trên đường đánh giặc, được các vị thần đứng trên núi dõi theo.
Mái cổng đắp bức phù điêu danh tướng Phạm Đình Trọng trong trang phục áo giáp cưỡi ngựa trên đường đánh giặc, được các vị thần đứng trên núi dõi theo.
Đình Khinh Dao xây dựng theo kiểu chữ “Đinh” truyền thống gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung; mái lợp ngói mũi hài, đầu mái đao cong với long, ly, quy, phượng; trên đỉnh mái là lưỡng long chầu nhật nguyệt.
Đình Khinh Dao xây dựng theo kiểu chữ “Đinh” truyền thống gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung; mái lợp ngói mũi hài, đầu mái đao cong với long, ly, quy, phượng; trên đỉnh mái là lưỡng long chầu nhật nguyệt.
Ông Vũ Văn Thơ (62 tuổi), người được nhân dân làng tiến cử trông coi đình cho biết, toàn bộ cửa, khung đình đều bằng gỗ lim. Đình có 42 cây cột gỗ lim được kê trên đá tảng, trong đó 4 cây cột cái đường kính gần một mét, cao khoảng 5 mét, còn lại các cột quân có đường kính từ 0,5 đến 0,8 mét.
Ông Vũ Văn Thơ (62 tuổi), người được nhân dân làng tiến cử trông coi đình cho biết, toàn bộ cửa, khung đình đều bằng gỗ lim. Đình có 42 cây cột gỗ lim được kê trên đá tảng, trong đó 4 cây cột cái đường kính gần một mét, cao khoảng 5 mét, còn lại các cột quân có đường kính từ 0,5 đến 0,8 mét.
Hệ thống vì kèo kết cấu theo kiểu giá chiêng chồng rường, chạm trổ sắc nét, ghép mộng chắc chắn
Các chân đá tảng nguyên khối dùng để kê cột đình cao khoảng 0,8 mét đều được khắc hoa văn.
Ngoài hình tượng con rồng, sóng nước, hoa lá, hình tượng nghê đá cách điệu được khắc tinh sảo như đang kề vai nâng đỡ cả mái đình.
Ngoài hình tượng con rồng, sóng nước, hoa lá, hình tượng nghê đá cách điệu được khắc tinh sảo như đang kề vai nâng đỡ cả mái đình.
Trong đình, người dân địa phương thờ 6 vị thần thời Hùng Vương và Phạm Đình Trọng làm thành hoàng làng. Trong đó, danh tướng Phạm Đình Trọng (1715-1754) là người con của làng Khinh Dao văn võ song toàn, làm tới chức Thượng thư bộ Binh ở thế kỷ 18 dưới triều Lê.
Trong đình, người dân địa phương thờ 6 vị thần thời Hùng Vương và Phạm Đình Trọng làm thành hoàng làng. Trong đó, danh tướng Phạm Đình Trọng (1715-1754) là người con của làng Khinh Dao văn võ song toàn, làm tới chức Thượng thư bộ Binh ở thế kỷ 18 dưới triều Lê.
183 năm sau ngày mất của Phạm Đình Trọng, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng triều Nguyễn đã đánh giá thấu đáo hơn tài trí và công trạng của ông, sắc phong 4 chữ cho đình Khinh Dao: "Bảo Ngã Lê Dân" (tạm dịch là Thần bảo hộ dân lành). Vua giao cho Viện Hàn lâm Bắc kỳ Dân biểu làm thành bức đại tự dát vàng gắn giữa gian tiền đường vào năm 1937.
183 năm sau ngày mất của Phạm Đình Trọng, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng triều Nguyễn đã đánh giá thấu đáo hơn tài trí và công trạng của ông, sắc phong 4 chữ cho đình Khinh Dao: "Bảo Ngã Lê Dân" (tạm dịch là Thần bảo hộ dân lành). Vua giao cho Viện Hàn lâm Bắc kỳ Dân biểu làm thành bức đại tự dát vàng gắn giữa gian tiền đường vào năm 1937.
Sau nhiều năm thăng trầm, ngôi đình giờ đây đã trở thành điểm đến của nhiều du khách và là niềm tự hào của người làng Khinh Dao nói riêng và Hải Phòng nói chung.
Sau nhiều năm thăng trầm, ngôi đình giờ đây đã trở thành điểm đến của nhiều du khách và là niềm tự hào của người làng Khinh Dao nói riêng và Hải Phòng nói chung.
Giang Chinh