Đình Hùng Lô nằm trên dải đất 500 m2, cách đền Hùng 10 km, gồm 5 gian nhà tiền tế, phương đình, lầu chuông, lầu trống và tòa đại đình.
Tương truyền, trong một lần du ngoạn, vua Hùng nghỉ chân nơi đây. Về sau, dân lập miếu thờ, đến đời Lê Hy Tông (1697), đình được xây dựng, hướng về núi Nghĩa Lĩnh.
Đình Hùng Lô nằm trên dải đất 500 m2, cách đền Hùng 10 km, gồm 5 gian nhà tiền tế, phương đình, lầu chuông, lầu trống và tòa đại đình.
Tương truyền, trong một lần du ngoạn, vua Hùng nghỉ chân nơi đây. Về sau, dân lập miếu thờ, đến đời Lê Hy Tông (1697), đình được xây dựng, hướng về núi Nghĩa Lĩnh.
Giống như các công trình trong quần thể, nhà tiền tế được làm bằng các loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, mít, mái lợp ngói mũi hài.
Giống như các công trình trong quần thể, nhà tiền tế được làm bằng các loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, mít, mái lợp ngói mũi hài.
Tòa đại đình là công trình lớn nhất trong khuôn viên, kiến trúc thời Lê gần như còn lưu giữ được nguyên vẹn với 4 mái rộng cao, 4 góc đao cong vút như 4 cánh hoa xòa nở. Nóc đình đắp lưỡng long chầu nguyệt.
Đình Hùng Lô được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990.
Tòa đại đình là công trình lớn nhất trong khuôn viên, kiến trúc thời Lê gần như còn lưu giữ được nguyên vẹn với 4 mái rộng cao, 4 góc đao cong vút như 4 cánh hoa xòa nở. Nóc đình đắp lưỡng long chầu nguyệt.
Đình Hùng Lô được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990.
Đình Hùng Lô đang thờ Ất Sơn Thánh Vương, Viễn Sơn Thánh Vương, Áp Đạo Đại Vương, những người khai sinh, cai quản vùng đất này.
Đình Hùng Lô rất nổi tiếng về lễ hội truyền thống tổ chức vào ngày 9-10/3 âm lịch, đúng dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ hội gồm 7 nghi lễ chính: Lễ mở cửa đình (dâng hương, lau chùi đồ thờ, quét dọn đình); Lễ mộc dục (lấy nước giếng của đình để dùng cho các công việc của đình); Lễ tế ra quan (khoác áo mũ cho bài vị của thần); Lễ rước thần (rước kiệu); Lễ nhập tịch (mời các vị Thánh Vương về ngự); Đại lễ (dâng lễ, đọc bài văn tế, nêu sự tích, công lao của các vị Thánh Vương); Lễ tạ (xin các thần cho hạ lễ và thu dọn đồ khí tự, kết thúc lễ hội).
Đình Hùng Lô đang thờ Ất Sơn Thánh Vương, Viễn Sơn Thánh Vương, Áp Đạo Đại Vương, những người khai sinh, cai quản vùng đất này.
Đình Hùng Lô rất nổi tiếng về lễ hội truyền thống tổ chức vào ngày 9-10/3 âm lịch, đúng dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ hội gồm 7 nghi lễ chính: Lễ mở cửa đình (dâng hương, lau chùi đồ thờ, quét dọn đình); Lễ mộc dục (lấy nước giếng của đình để dùng cho các công việc của đình); Lễ tế ra quan (khoác áo mũ cho bài vị của thần); Lễ rước thần (rước kiệu); Lễ nhập tịch (mời các vị Thánh Vương về ngự); Đại lễ (dâng lễ, đọc bài văn tế, nêu sự tích, công lao của các vị Thánh Vương); Lễ tạ (xin các thần cho hạ lễ và thu dọn đồ khí tự, kết thúc lễ hội).
Lễ rước thần là một trong những nghi lễ long trọng nhất, có quy mô lớn nhất với hơn 200 nam trung rước kiệu từ đình làng đến đền Hùng. Các kiệu (ảnh trên) được sơn son thiếp vàng.
Sáng 8/4, lễ hội đình Hùng Lô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ rước thần là một trong những nghi lễ long trọng nhất, có quy mô lớn nhất với hơn 200 nam trung rước kiệu từ đình làng đến đền Hùng. Các kiệu (ảnh trên) được sơn son thiếp vàng.
Sáng 8/4, lễ hội đình Hùng Lô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đình lưu giữ được nhiều đồ thờ từ năm 1697 như 43 câu đối ca ngợi cảnh trí quê hương, công đức vua Hùng. Các công trình trong đình đều được lợp bằng ngói mũi hài, với đặc điểm không hấp thụ nhiệt, chịu được nhiệt độ cao, có độ bền.
Đình lưu giữ được nhiều đồ thờ từ năm 1697 như 43 câu đối ca ngợi cảnh trí quê hương, công đức vua Hùng. Các công trình trong đình đều được lợp bằng ngói mũi hài, với đặc điểm không hấp thụ nhiệt, chịu được nhiệt độ cao, có độ bền.
Bên trong đại đình, trên các cột kèo có nhiều bức phù điêu, tranh vẽ các tích như: Đinh Bộ Lĩnh tập trận, Ông lão câu cá. Các kiến trúc của ngôi đình giữ được đặc trưng của thời Lê Trung Hưng là đơn giản hóa.
Bên trong đại đình, trên các cột kèo có nhiều bức phù điêu, tranh vẽ các tích như: Đinh Bộ Lĩnh tập trận, Ông lão câu cá. Các kiến trúc của ngôi đình giữ được đặc trưng của thời Lê Trung Hưng là đơn giản hóa.
Đình còn lưu giữ được cuốn sách An lão thần tích (nói về lịch sử hình thành đình Hùng Lô) viết năm 1752 bằng tiếng Hán.
Đình còn lưu giữ được cuốn sách An lão thần tích (nói về lịch sử hình thành đình Hùng Lô) viết năm 1752 bằng tiếng Hán.
Trong khuôn viên đình, nhiều vị trí có các bia đá, chuông cổ với niên đại hàng trăm năm.
Miếu Hùng Lô có lịch sử lâu nhất. Thủ từ Nguyễn Văn Tòng, 77 tuổi, cho biết tương truyền miếu có từ thời Hùng Vương, lần tu tạo được xác định sớm nhất từ năm 1197.
Miếu Hùng Lô có lịch sử lâu nhất. Thủ từ Nguyễn Văn Tòng, 77 tuổi, cho biết tương truyền miếu có từ thời Hùng Vương, lần tu tạo được xác định sớm nhất từ năm 1197.
Trải qua gần 400 năm, nhiều kiến trúc của đình đã bị hư hại, chính quyền và nhân dân địa phương dùng nhiều cách để lưu giữ mà ít phải thay thế vật liệu nhất.
Trải qua gần 400 năm, nhiều kiến trúc của đình đã bị hư hại, chính quyền và nhân dân địa phương dùng nhiều cách để lưu giữ mà ít phải thay thế vật liệu nhất.
Nhân lễ hội đình Hùng Lô (9-10/3 âm lịch), nhiều người đến thắp hương. Video: Văn Lộc
Ngọc Thành - Gia Chính