Đình Linh Đông được xây dựng năm 1823, nay nằm trên đường đường Chương Dương, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức. Đình toạ lạc trên một gò đất cao, có diện tích gần 2.500 m2.
Ngoài thờ thần hoàng làng, ngôi đình còn là nơi hương khói ông Tạ Dương Minh, người có công khai phá vùng đất Thủ Đức. Ông có hiệu là Thủ Đức, thủ lĩnh của thiểu số người Hoa "bài Thanh phục Minh" di cư sang Việt Nam.
Khoảng năm 1679-1725, ông cùng một số cư dân người Việt, Champa, Chân Lạp khai khẩn đất hoang vùng đất này, mở rộng canh tác rồi lập nghiệp. Tên hiệu của ông sau được lấy để đặt tên cho vùng đất Thủ Đức.
Đình Linh Đông được xây dựng năm 1823, nay nằm trên đường đường Chương Dương, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức. Đình toạ lạc trên một gò đất cao, có diện tích gần 2.500 m2.
Ngoài thờ thần hoàng làng, ngôi đình còn là nơi hương khói ông Tạ Dương Minh, người có công khai phá vùng đất Thủ Đức. Ông có hiệu là Thủ Đức, thủ lĩnh của thiểu số người Hoa "bài Thanh phục Minh" di cư sang Việt Nam.
Khoảng năm 1679-1725, ông cùng một số cư dân người Việt, Champa, Chân Lạp khai khẩn đất hoang vùng đất này, mở rộng canh tác rồi lập nghiệp. Tên hiệu của ông sau được lấy để đặt tên cho vùng đất Thủ Đức.
Buổi đầu, kiến trúc đình Linh Đông có thể được xây dựng với quy mô nhỏ và bằng các vật liệu nhẹ. Thời gian sau, kiến trúc đình có sự thay đổi ngày càng khang trang, tôn nghiêm hơn với tường gạch, mái ngói, kết cấu gỗ. Mặt tiền đình quay về hướng Đông - Nam, xây dựng theo dạng chữ Tam gồm các công trình như tiền điện, trung điện, chính điện, nhà khách, sân đình...
Buổi đầu, kiến trúc đình Linh Đông có thể được xây dựng với quy mô nhỏ và bằng các vật liệu nhẹ. Thời gian sau, kiến trúc đình có sự thay đổi ngày càng khang trang, tôn nghiêm hơn với tường gạch, mái ngói, kết cấu gỗ. Mặt tiền đình quay về hướng Đông - Nam, xây dựng theo dạng chữ Tam gồm các công trình như tiền điện, trung điện, chính điện, nhà khách, sân đình...
Sân đình rộng, ở chính giữa là bức bình phong khắc hoạ hình tượng rồng và hổ; hai loài vật phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt.
Sân đình rộng, ở chính giữa là bức bình phong khắc hoạ hình tượng rồng và hổ; hai loài vật phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt.
Các gian của đình Linh Đông lợp mái ngói âm dương xếp san sát nhau. Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh, kiến trúc thường thấy ở đình làng Việt Nam.
Các gian của đình Linh Đông lợp mái ngói âm dương xếp san sát nhau. Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh, kiến trúc thường thấy ở đình làng Việt Nam.
Mặt trước của chính điện có tông màu vàng, đỏ quen thuộc trong kiến trúc đình làng Nam Bộ. Chính điện xậy theo kiểu tứ trụ với 32 cột gỗ chống đỡ toàn bộ mái đình. Hệ thống cửa của đình trước kia cũng làm bằng gỗ nhưng nay thay bằng sắt do bị mối mọt, mục nát, hư hỏng kết cấu.
Mặt trước của chính điện có tông màu vàng, đỏ quen thuộc trong kiến trúc đình làng Nam Bộ. Chính điện xậy theo kiểu tứ trụ với 32 cột gỗ chống đỡ toàn bộ mái đình. Hệ thống cửa của đình trước kia cũng làm bằng gỗ nhưng nay thay bằng sắt do bị mối mọt, mục nát, hư hỏng kết cấu.
Bên trong chính điện là các bàn thờ được bài trí đăng đối nhau với vị trí trung tâm là khám thờ Thần Hoàng. Đặc biệt đình còn lưu giữ sắc phong do vua Tự Đức ban cho vào năm 1853.
Bên trong chính điện là các bàn thờ được bài trí đăng đối nhau với vị trí trung tâm là khám thờ Thần Hoàng. Đặc biệt đình còn lưu giữ sắc phong do vua Tự Đức ban cho vào năm 1853.
Bàn thờ ông Tạ Dương Minh nằm ở góc trái chính điện, với những đồ vật được sơn son thếp vàng.
Tiền điện dựng tượng ngựa và tượng hạc đứng trên lưng rùa thường thấy trong đình chùa Việt Nam. Ngựa là loài vật quen thuộc thường gắn liền với sự mở mang, bảo vệ bờ cõi của các danh tướng thể hiện sự dũng mãnh, kiên cường. Cả rùa, hạc đều là linh vật cao quý, sống thọ, thể hiện cho khát vọng trường tồn của con người.
Tiền điện dựng tượng ngựa và tượng hạc đứng trên lưng rùa thường thấy trong đình chùa Việt Nam. Ngựa là loài vật quen thuộc thường gắn liền với sự mở mang, bảo vệ bờ cõi của các danh tướng thể hiện sự dũng mãnh, kiên cường. Cả rùa, hạc đều là linh vật cao quý, sống thọ, thể hiện cho khát vọng trường tồn của con người.
Đình còn nhiều hiện vật quý được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng. hệ thống cột kèo, hoành phi, câu đối... được chạm khắc tinh tế.
Đình còn nhiều hiện vật quý được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng. hệ thống cột kèo, hoành phi, câu đối... được chạm khắc tinh tế.
Ông Bùi Văn Đức, người trông coi đình, thắp hương tại án thờ Thần Hoàng. Ông cho biết: "Ngôi đình sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ được cơ bản kiến trúc cổ ở miền Nam thế kỷ 19. Một số vật dụng trong đình, nhất là sắc phong, vẫn được gìn giữ cẩn thận".
Hàng năm, đình Linh Đông tổ chức lễ chính mang tên Kỳ Yên, diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu. Ngoài ra, đình còn tổ chức lễ Thượng Nguyên (15 tháng Giêng), lễ Trung Nguyên (15 tháng 7) và lễ giỗ Tiền hiền Tạ Dương Minh vào ngày 19 tháng 6 âm lịch.
Đình Linh Đông được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào tháng 11/2020.
Ông Bùi Văn Đức, người trông coi đình, thắp hương tại án thờ Thần Hoàng. Ông cho biết: "Ngôi đình sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ được cơ bản kiến trúc cổ ở miền Nam thế kỷ 19. Một số vật dụng trong đình, nhất là sắc phong, vẫn được gìn giữ cẩn thận".
Hàng năm, đình Linh Đông tổ chức lễ chính mang tên Kỳ Yên, diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu. Ngoài ra, đình còn tổ chức lễ Thượng Nguyên (15 tháng Giêng), lễ Trung Nguyên (15 tháng 7) và lễ giỗ Tiền hiền Tạ Dương Minh vào ngày 19 tháng 6 âm lịch.
Đình Linh Đông được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào tháng 11/2020.
Cách đình Linh Đông hơn 500 m là mộ của ông Tạ Dương Minh. Ngôi mộ có diện tích khoảng 15m2, xây theo kiến trúc theo hình voi phục, có hai vòng tường trong ngoài bao quanh; nằm giữa một con hẻm trong khu dân cư.
Cách đình Linh Đông hơn 500 m là mộ của ông Tạ Dương Minh. Ngôi mộ có diện tích khoảng 15m2, xây theo kiến trúc theo hình voi phục, có hai vòng tường trong ngoài bao quanh; nằm giữa một con hẻm trong khu dân cư.
Phần mộ có dáng ngưu miên (trâu ngủ), phía trước là tấm bia bằng đá granit. Trên bia không ghi rõ năm mất của vị tiền hiền mà chỉ cho biết thời gian lập mộ vào năm 1890. Tháng 7/2016 ngôi mộ đã được trùng tu với kinh phí 120 triệu đồng.
Phần mộ có dáng ngưu miên (trâu ngủ), phía trước là tấm bia bằng đá granit. Trên bia không ghi rõ năm mất của vị tiền hiền mà chỉ cho biết thời gian lập mộ vào năm 1890. Tháng 7/2016 ngôi mộ đã được trùng tu với kinh phí 120 triệu đồng.
Quỳnh Trần