Theo truyền thuyết cũng như truyền khẩu, đình Chiên Đàn được xây dựng vào khoảng 1471-1473 trên một khu đất bằng phẳng 1.500 m2, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh để thờ thành hoàng và các bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất này. Nơi đây còn dành để thờ tự các vị có công với nước, với địa phương đã được vua phong chức sắc, hoặc đỗ đạt cao trong làng.
Người dân Quảng Nam có câu "Nhất La Qua, nhì Thành Mỹ, ba Chiên Đàn" truyền tai nhau về các ngôi đình có quy mô hàng trăm năm tuổi. Cho đến nay, đình Chiên Đàn trở thành ngôi đình lớn nhất ở địa phương, vì hai ngôi đình kia đã bị tàn phá do chiến tranh.
Theo truyền thuyết cũng như truyền khẩu, đình Chiên Đàn được xây dựng vào khoảng 1471-1473 trên một khu đất bằng phẳng 1.500 m2, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh để thờ thành hoàng và các bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất này. Nơi đây còn dành để thờ tự các vị có công với nước, với địa phương đã được vua phong chức sắc, hoặc đỗ đạt cao trong làng.
Người dân Quảng Nam có câu "Nhất La Qua, nhì Thành Mỹ, ba Chiên Đàn" truyền tai nhau về các ngôi đình có quy mô hàng trăm năm tuổi. Cho đến nay, đình Chiên Đàn trở thành ngôi đình lớn nhất ở địa phương, vì hai ngôi đình kia đã bị tàn phá do chiến tranh.
Đình được lợp mái ngói âm dương, phía trên đỉnh thiết kế hình dáng hai con rồng trong thế bay lượn và quay đầu lại với nhau.
Đình được lợp mái ngói âm dương, phía trên đỉnh thiết kế hình dáng hai con rồng trong thế bay lượn và quay đầu lại với nhau.
Đình rộng 440 m2, xây hình chữ nhất, mặt xoay về hướng đông nam, nóc trang trí hình "lưỡng long triều nguyệt", mái hiên đắp hai con kỳ lân; trước đình có cổng tam quan.
Đình rộng 440 m2, xây hình chữ nhất, mặt xoay về hướng đông nam, nóc trang trí hình "lưỡng long triều nguyệt", mái hiên đắp hai con kỳ lân; trước đình có cổng tam quan.
Đình gồm năm gian hai chái, có 30 cột gỗ mít, đường kính cột lớn nhất hơn 40 cm và nhỏ nhất là 37 cm. Ba gian chính là nơi dành để thờ tự. Phía trước điện thờ gắn ba bức hoành phi, có bức ghi rõ "Chiên Đàn xã đình".
Đình gồm năm gian hai chái, có 30 cột gỗ mít, đường kính cột lớn nhất hơn 40 cm và nhỏ nhất là 37 cm. Ba gian chính là nơi dành để thờ tự. Phía trước điện thờ gắn ba bức hoành phi, có bức ghi rõ "Chiên Đàn xã đình".
Trong đình ở nhiều kèo, kiện được chạm trỗ tinh xảo, uyển chuyển do những người thợ tài hoa của làng mộc Văn Hà, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh làm nên.
Trong đình ở nhiều kèo, kiện được chạm trỗ tinh xảo, uyển chuyển do những người thợ tài hoa của làng mộc Văn Hà, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh làm nên.
Một cột gỗ được trùng tu. Từ khi xây dựng cho đến nay, đình đã trải qua nhiều lần tu sửa, gần đây nhất là vào các năm 1932, 1955, 1967, 1972, 1996, 2006 nhưng các yếu tố gốc của ngôi đình vẫn được bảo tồn tính nguyên vẹn của một công trình kiến trúc cổ.
Một cột gỗ được trùng tu. Từ khi xây dựng cho đến nay, đình đã trải qua nhiều lần tu sửa, gần đây nhất là vào các năm 1932, 1955, 1967, 1972, 1996, 2006 nhưng các yếu tố gốc của ngôi đình vẫn được bảo tồn tính nguyên vẹn của một công trình kiến trúc cổ.
Đình là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá của địa phương. Trong ảnh dịp Tết Nhâm Dần, gần 100 kỳ thủ tập trung về đình Chiên Đàn tham gia giải thi đấu cờ tướng huyện Phú Ninh.
Năm 2002, đình Chiên Đàn được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Hàng năm vào ngày 15/7 Âm lịch người dân mở hội đình để tưởng nhớ công ơn cha ông. Đình nằm cách quốc lộ 1A, đoạn ngã ba Kỳ Lý, xã Tam Đàn đi theo đường DT 615 về hương tây khoảng 500 m.
Đình là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá của địa phương. Trong ảnh dịp Tết Nhâm Dần, gần 100 kỳ thủ tập trung về đình Chiên Đàn tham gia giải thi đấu cờ tướng huyện Phú Ninh.
Năm 2002, đình Chiên Đàn được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Hàng năm vào ngày 15/7 Âm lịch người dân mở hội đình để tưởng nhớ công ơn cha ông. Đình nằm cách quốc lộ 1A, đoạn ngã ba Kỳ Lý, xã Tam Đàn đi theo đường DT 615 về hương tây khoảng 500 m.
Đắc Thành