Đền Chín Gian tọa lạc trên quả đồi Pú Pỏm thuộc bản Kim Khê, xã Châu Kim có độ cao 186,4 m so với mực nước biển, tổng diện tích 2 ha gồm nhiều hạng mục như đền chính, sân lễ hội.
Đền Chín Gian tọa lạc trên quả đồi Pú Pỏm thuộc bản Kim Khê, xã Châu Kim có độ cao 186,4 m so với mực nước biển, tổng diện tích 2 ha gồm nhiều hạng mục như đền chính, sân lễ hội.
Một lối tam cấp dẫn lên khu vực sân đền với hai bên là hai con rồng lớn. Tương truyền, đền Chín Gian được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV tại mường Tôn (mường gốc hay mường chủ). Đến đầu thế kỷ XVIII, đền được di chuyển đến bản Piếng Chào, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Trải qua bao biến thiên lịch sử, di tích đã bị mai một. Đến năm 2004 đền được phục hồi.
Một lối tam cấp dẫn lên khu vực sân đền với hai bên là hai con rồng lớn. Tương truyền, đền Chín Gian được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV tại mường Tôn (mường gốc hay mường chủ). Đến đầu thế kỷ XVIII, đền được di chuyển đến bản Piếng Chào, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Trải qua bao biến thiên lịch sử, di tích đã bị mai một. Đến năm 2004 đền được phục hồi.
Đền xây theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái. Hai cầu thang lên xuống, mỗi cầu thang gồm có 9 bậc. Khuôn viên đền Chín Gian rộng hơn 800 m2. Nổi bật nhất trong sân là tượng đá tạc 9 con trâu (gồm 6 con trâu đen, 3 con trâu trắng) hướng đầu nhìn vào đền. Khách tham quan được nhắc nhở không sờ vào hiện vật trong khuôn viên.
Đền xây theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái. Hai cầu thang lên xuống, mỗi cầu thang gồm có 9 bậc. Khuôn viên đền Chín Gian rộng hơn 800 m2. Nổi bật nhất trong sân là tượng đá tạc 9 con trâu (gồm 6 con trâu đen, 3 con trâu trắng) hướng đầu nhìn vào đền. Khách tham quan được nhắc nhở không sờ vào hiện vật trong khuôn viên.
Phía trước đầu 9 con trâu là 9 vạc nước được kê bằng đá, vạc nước có kích thước cao 60 cm, đường kính 80 cm. 9 con trâu và 9 vạc nước tượng trưng cho chín mường chuẩn bị tế lễ.
Phía trước đầu 9 con trâu là 9 vạc nước được kê bằng đá, vạc nước có kích thước cao 60 cm, đường kính 80 cm. 9 con trâu và 9 vạc nước tượng trưng cho chín mường chuẩn bị tế lễ.
Bên trong đền chia làm 9 gian thờ với diện tích hơn 138 m2. Kiến trúc hài hòa các vật liệu tạo ra nét đẹp rất riêng của dân tộc Thái. Theo phong tục, nội thất đền có trật tự chặt chẽ, bài trí phân theo từng gian.
Bên trong đền chia làm 9 gian thờ với diện tích hơn 138 m2. Kiến trúc hài hòa các vật liệu tạo ra nét đẹp rất riêng của dân tộc Thái. Theo phong tục, nội thất đền có trật tự chặt chẽ, bài trí phân theo từng gian.
Tại gian giữa đặt một hương án chạm trổ tinh xảo, gồm 3 cấp, mỗi cấp để một bộ ngũ sự bằng gỗ và sứ. Gian chính để thờ Thẻn Phà (Trời), Náng Xỉ Đả (con gái Trời) và Tạo Ló Ỳ (người có công dựng bản lập mường).
Tại gian giữa đặt một hương án chạm trổ tinh xảo, gồm 3 cấp, mỗi cấp để một bộ ngũ sự bằng gỗ và sứ. Gian chính để thờ Thẻn Phà (Trời), Náng Xỉ Đả (con gái Trời) và Tạo Ló Ỳ (người có công dựng bản lập mường).
8 gian còn lại giống nhau, mỗi gian để một hương án, vải thổ cẩm, lọng tre, ống tre đựng nước, bạc nén... Các gian là nơi thờ tự của 8 mường anh em: Mường Pắn, Mường Miểng, Mường Ha Quèn, Mường Chón, Mường Puộc, Mường Quáng, Mường Chừn, Mường Chọong.
8 gian còn lại giống nhau, mỗi gian để một hương án, vải thổ cẩm, lọng tre, ống tre đựng nước, bạc nén... Các gian là nơi thờ tự của 8 mường anh em: Mường Pắn, Mường Miểng, Mường Ha Quèn, Mường Chón, Mường Puộc, Mường Quáng, Mường Chừn, Mường Chọong.
Bên cạnh đền chính là nhà thờ, một gian thờ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, gian còn lại thờ Phật.
Khu vực trại, điểm dừng chân của du khách. Theo UBND huyện Quế Phong, lễ hội đền Chín Gian diễn ra từ 14 đến 16 (tháng 2 Âm lịch). Đây là lễ hội tâm linh lớn nhất vùng, thu hút hàng chục nghìn khách thập phương. Dịp này, khách được thưởng thức các phần lễ trang nghiêm, mang đậm đà bản sắc dân tộc của đất vùng miền tây xứ Nghệ. Bên cạnh đó những trò chơi dân gian như kéo co, bắn nỏ, ném còn, đi cà kheo, thi khắc luống, cộng chiêng, thi hát đối đáp giao duyên...
Khu vực trại, điểm dừng chân của du khách. Theo UBND huyện Quế Phong, lễ hội đền Chín Gian diễn ra từ 14 đến 16 (tháng 2 Âm lịch). Đây là lễ hội tâm linh lớn nhất vùng, thu hút hàng chục nghìn khách thập phương. Dịp này, khách được thưởng thức các phần lễ trang nghiêm, mang đậm đà bản sắc dân tộc của đất vùng miền tây xứ Nghệ. Bên cạnh đó những trò chơi dân gian như kéo co, bắn nỏ, ném còn, đi cà kheo, thi khắc luống, cộng chiêng, thi hát đối đáp giao duyên...
Từ sân đền, du khách có thể săn mây, tận hưởng không khí mát lành từ sáng đến trưa. Khách cũng có thể kết hợp trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Bản Cọ Muồng xã Châu Kim, bản Long Thắng xã Hạnh Dịch; du lịch sinh thái tại quần thể Thác Bảy Tầng...
Đền Chín Gian được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2008. Lễ hội Đền Chín Gian được Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.
Từ sân đền, du khách có thể săn mây, tận hưởng không khí mát lành từ sáng đến trưa. Khách cũng có thể kết hợp trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Bản Cọ Muồng xã Châu Kim, bản Long Thắng xã Hạnh Dịch; du lịch sinh thái tại quần thể Thác Bảy Tầng...
Đền Chín Gian được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2008. Lễ hội Đền Chín Gian được Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.
Đền Chín Gian ở Quế Phong. Video: Hùng Hải
Đức Hùng - Nguyễn Hải