Chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) do Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) xây dựng năm 1741. Năm 2013, chùa khánh thành thêm tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa.
Công trình nằm trong khuôn viên rộng 13.000 m², được công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Bức tượng cũng được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".
Chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) do Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) xây dựng năm 1741. Năm 2013, chùa khánh thành thêm tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa.
Công trình nằm trong khuôn viên rộng 13.000 m², được công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Bức tượng cũng được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".
Dưới tượng là 20 bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật từ lúc Đản sinh đến lúc nhập Niết bàn. Quanh tượng còn được trang trí 840 cánh hoa sen đắp bằng xi-măng.
Ngôi chùa phía dưới tượng rộng 600 m2 dành làm thư viện, nơi học tập, tổ chức hội nghị, đại hội... đồng thời cũng là Trung tâm Văn hóa Phật Giáo tỉnh Bình Dương.
Dưới tượng là 20 bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật từ lúc Đản sinh đến lúc nhập Niết bàn. Quanh tượng còn được trang trí 840 cánh hoa sen đắp bằng xi-măng.
Ngôi chùa phía dưới tượng rộng 600 m2 dành làm thư viện, nơi học tập, tổ chức hội nghị, đại hội... đồng thời cũng là Trung tâm Văn hóa Phật Giáo tỉnh Bình Dương.
Phía đối diện là khu chùa cổ khuất lấp trong khuôn viên rộng hơn 1.200 m2 bao quanh bởi những cây dầu cổ thụ. Ban đầu, chùa được xây dựng trên một ngọn đồi. Năm 1860, chùa bị thực dân Pháp thiêu hủy, sau đó trụ trì đã dựng lại chùa mới dưới chân đồi, cách chùa cũ khoảng 100 m, là vị trí hiện nay.
Phía đối diện là khu chùa cổ khuất lấp trong khuôn viên rộng hơn 1.200 m2 bao quanh bởi những cây dầu cổ thụ. Ban đầu, chùa được xây dựng trên một ngọn đồi. Năm 1860, chùa bị thực dân Pháp thiêu hủy, sau đó trụ trì đã dựng lại chùa mới dưới chân đồi, cách chùa cũ khoảng 100 m, là vị trí hiện nay.
Chùa Hội Khánh đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng cơ bản vẫn giữ được nét kiến trúc cổ với 700 m2 diện tích gồm chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang, bảo tháp...
Chùa Hội Khánh đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng cơ bản vẫn giữ được nét kiến trúc cổ với 700 m2 diện tích gồm chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang, bảo tháp...
Điểm nhấn của khuôn viên chính trong chùa là ngôi tháp bảy tầng cao 27 mét được xây dựng năm 2007. Cạnh đó là ngôi tháp tổ Từ Vân cổ kính với bức bình phong, hoa văn trang trí chạm trổ tinh xảo.
Điểm nhấn của khuôn viên chính trong chùa là ngôi tháp bảy tầng cao 27 mét được xây dựng năm 2007. Cạnh đó là ngôi tháp tổ Từ Vân cổ kính với bức bình phong, hoa văn trang trí chạm trổ tinh xảo.
Cạnh bảo tháp là khu chánh điện - tiền đường. Chánh điện có hai căn, mỗi căn xây theo kiểu ba gian hai chái. Tiền đường là căn nhà ngoài, lòng căn hẹp, hai bên đặt tượng thờ Ông Thiện, Ông Ác…
Cạnh bảo tháp là khu chánh điện - tiền đường. Chánh điện có hai căn, mỗi căn xây theo kiểu ba gian hai chái. Tiền đường là căn nhà ngoài, lòng căn hẹp, hai bên đặt tượng thờ Ông Thiện, Ông Ác…
Mái chánh điện - tiền đường, lợp ngói âm dương, phía trên là hình ảnh lưỡng long tranh châu thường thấy ở các ngôi chùa cổ Việt Nam.
Mái chánh điện - tiền đường, lợp ngói âm dương, phía trên là hình ảnh lưỡng long tranh châu thường thấy ở các ngôi chùa cổ Việt Nam.
Bên trong chánh điện không khí thâm nghiêm, cổ kính với hàng trăm bức tượng Phật. Vật liệu xây dựng chánh điện chủ yếu bằng gỗ với những kèo cột, rường, vách gỗ tạo nên phần khung kết cấu theo lối truyền thống.
Bên trong chánh điện không khí thâm nghiêm, cổ kính với hàng trăm bức tượng Phật. Vật liệu xây dựng chánh điện chủ yếu bằng gỗ với những kèo cột, rường, vách gỗ tạo nên phần khung kết cấu theo lối truyền thống.
Điểm nhấn trong chánh điện là 100 tượng điêu khắc bằng gỗ mít sơn son thép vàng. Nổi bật là bộ tượng thập bát La hán cao khoảng 90 cm với thần thái an nhiên tự tại. Những bức tượng là công trình tạo tác của nhóm thợ nổi tiếng đất Thủ Dầu Một vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Điểm nhấn trong chánh điện là 100 tượng điêu khắc bằng gỗ mít sơn son thép vàng. Nổi bật là bộ tượng thập bát La hán cao khoảng 90 cm với thần thái an nhiên tự tại. Những bức tượng là công trình tạo tác của nhóm thợ nổi tiếng đất Thủ Dầu Một vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Không chỉ chánh điện, các khu giảng đường, Đông lang và Tây lang, phòng tiếp khách... cũng được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, càng làm tăng thêm nét cổ kính, mộc mạc cho ngôi chùa.
Không chỉ chánh điện, các khu giảng đường, Đông lang và Tây lang, phòng tiếp khách... cũng được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, càng làm tăng thêm nét cổ kính, mộc mạc cho ngôi chùa.
Các họa tiết khác quanh chùa như long lân quy phụng, tượng Phật cỡ nhỏ, phù điêu... được chạm trổ tinh xảo từ các mảnh sành, tạo nên một công trình điêu khắc có giá trị nghệ thuật.
Các họa tiết khác quanh chùa như long lân quy phụng, tượng Phật cỡ nhỏ, phù điêu... được chạm trổ tinh xảo từ các mảnh sành, tạo nên một công trình điêu khắc có giá trị nghệ thuật.
"Những dịp rằm, lễ tiết Phật giáo hoặc đơn giản muốn lòng mình thanh thản tôi đều ghé ghé chùa. Ngôi chùa níu chân du khách không chỉ bởi nét cổ kính mà còn vì không gian thoáng đãng như đi vào khu vườn rộng lớn, rợp bóng cây", anh Công (TP Thủ Dầu Một) chia sẻ.
"Những dịp rằm, lễ tiết Phật giáo hoặc đơn giản muốn lòng mình thanh thản tôi đều ghé ghé chùa. Ngôi chùa níu chân du khách không chỉ bởi nét cổ kính mà còn vì không gian thoáng đãng như đi vào khu vườn rộng lớn, rợp bóng cây", anh Công (TP Thủ Dầu Một) chia sẻ.
Quỳnh Trần