Chợ nằm trên đường Trường Chinh, một trong những trục đường chính nối trung tâm đi các huyện phía bắc TP HCM như Củ Chi, Hóc Môn và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Long An, Bình Dương. Từ Chợ Bến Thành, khách du lịch có thể đón xe buýt số 13 (Công viên 23/9 - Bến xe Củ Chi) để đến chợ Võ Thành Trang.
Chợ nằm trên đường Trường Chinh, một trong những trục đường chính nối trung tâm đi các huyện phía bắc TP HCM như Củ Chi, Hóc Môn và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Long An, Bình Dương. Từ Chợ Bến Thành, khách du lịch có thể đón xe buýt số 13 (Công viên 23/9 - Bến xe Củ Chi) để đến chợ Võ Thành Trang.
Khác với nhiều chợ truyền thống ở khu vực trung tâm Sài Gòn, chợ Võ Thành Trang bán cả ngày lẫn đêm. Đêm về ở đây có các hoạt động nhập hàng, chuyển hàng. Người thì tranh thủ chợp mắt để sớm mai tỉnh táo.
Khác với nhiều chợ truyền thống ở khu vực trung tâm Sài Gòn, chợ Võ Thành Trang bán cả ngày lẫn đêm. Đêm về ở đây có các hoạt động nhập hàng, chuyển hàng. Người thì tranh thủ chợp mắt để sớm mai tỉnh táo.
Chợ bán đa dạng mặt hàng từ hoa rau củ đến thịt cá tươi sống, cũng như các thực phẩm chế biến sẵn. Võ Thành Trang là khu chợ có mặt bằng rộng hơn 2.00 0m2, mặt tiền đường lớn và nở hậu. Các con hẻm cạnh bên cũng được dân địa phương trưng dụng trở thành "chợ vệ tinh".
Chợ bán đa dạng mặt hàng từ hoa rau củ đến thịt cá tươi sống, cũng như các thực phẩm chế biến sẵn. Võ Thành Trang là khu chợ có mặt bằng rộng hơn 2.00 0m2, mặt tiền đường lớn và nở hậu. Các con hẻm cạnh bên cũng được dân địa phương trưng dụng trở thành "chợ vệ tinh".
Võ Thành Trang là tên được đặt vào năm 1978. Chợ mang tên cũ là Bà Quẹo được thành lập từ năm 1967. Dù đã mang tên mới gần 40 năm nhưng Bà Quẹo vẫn là cái tên thân thuộc khi cư dân ở đây gọi khu chợ này.
Võ Thành Trang là tên được đặt vào năm 1978. Chợ mang tên cũ là Bà Quẹo được thành lập từ năm 1967. Dù đã mang tên mới gần 40 năm nhưng Bà Quẹo vẫn là cái tên thân thuộc khi cư dân ở đây gọi khu chợ này.
Theo học giả Vương Hồng Sển, Bà Quẹo khởi phát do bị đọc chệch từ chữ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo. Một giả thuyết khác, xưa ở chợ có một phụ nữ không chồng con, tay bị tật (người miền Nam gọi là vẹo hay quẹo tay) buôn bán lâu năm. Người trong vùng lấy đặc điểm này đặt tên chợ cho dễ nhớ, lâu dần cách gọi này thành tên chợ.
Theo học giả Vương Hồng Sển, Bà Quẹo khởi phát do bị đọc chệch từ chữ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo. Một giả thuyết khác, xưa ở chợ có một phụ nữ không chồng con, tay bị tật (người miền Nam gọi là vẹo hay quẹo tay) buôn bán lâu năm. Người trong vùng lấy đặc điểm này đặt tên chợ cho dễ nhớ, lâu dần cách gọi này thành tên chợ.
Cũng có nhiều dã sử cho rằng Bà Quẹo là tên một trong năm bà vợ của Ông Lãnh. Nhà bác học Trương Vĩnh Ký cho rằng, Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức, có 5 bà vợ. Ông lập 5 chợ, giao mỗi bà trông coi. Các chợ còn lại là Bà Hạt (quận 10), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn).
Cũng có nhiều dã sử cho rằng Bà Quẹo là tên một trong năm bà vợ của Ông Lãnh. Nhà bác học Trương Vĩnh Ký cho rằng, Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức, có 5 bà vợ. Ông lập 5 chợ, giao mỗi bà trông coi. Các chợ còn lại là Bà Hạt (quận 10), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn).
Bài, ảnh: Dy Khoa