Qua sự việc Người Sài Gòn phá dải phân cách lấy lối đi, tôi nghĩ trước hết, chúng ta nên tự hỏi tại sao phải làm dải phân cách, và một số quy định chung về nó.
Thông thường khi nói về dải phân cách, người ta hay nghĩ đến đường cao tốc, vì nó được thiết kế ̣để tránh tình trạng lạc tay lái, gây nguy hiểm cho xe ngược lại khi hai chiều đều chạy với tốc độ cao. Vì thế, dải phân cách trên cao tốc đều được làm bằng bê tông hay bồn hoa ngăn cách sâu và rộng.
Ngược lại, dải phân cách trong khu dân cư chỉ nhằm giảm số người băng qua đường, và xe quay đầu không đúng nơi quy định. Những hành động này không chỉ nguy hiểm cho bản thân mà còn gây tai nạn người khác. Ngoài ra, cảnh lộn xộn trên đường còn gây cản trở lưu thông, giảm tốc độ luồng xe, gây ùn ứ xe cục bộ.
Theo thông lệ, trong khu dân cư, cứ khoảng 500 m thì người ta thiết kế một lối băng qua đường và trong tầm 1.000 m sẽ có chỗ để quay đầu xe. Tôi nghĩ Việt Nam chúng ta cũng nên làm như vậy, và mong tất cả đều chấp hành để mọi người đều an toàn khi tham gia giao thông.
Tôi cho rằng, đây vấn đề an toàn cho cả xã hội, vì thế, cơ quan chức năng nên quản lý chặt hơn nữa và đừng bao giờ trông mong vào sự thay đổi trong ý thức của người dân.
Điển hình như Nhật Bản, không những có dải phân cách, họ còn làm thêm hàng rào dọc theo vỉa hè để người dân không thể bước xuố́ng mặt đường, gây cản trở lưu thông. Nếu người Nhật ai cũng đều có ý thức, tôn trọng luật pháp thì chính phủ của họ không phải làm hàng rào như vậy.
Chúng ta cần phải có mức phạt thật nặng những hành vi phạm pháp, đồng thời đưa ra tòa đối với trường hợp cố tình phá hoại tài sản công cộng và tiền thuế của người dân. Đó là bước đi cần thiết để tạo ý thức thay đổi cho toàn xã hội.
>> Xem thêm: Kiều nữ lái ôtô màu hồng ủi bay dải phân cách gây xôn xao
Thay đổi dải phân cách giao thông để giảm tai nạn Cách đặt biển báo hoặc phân làn giao thông phù hợp sẽ giúp giảm thiểu những tai nạn không đáng có. |
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.