Sau bài viết Chàng trai Hà Nội bị tâm thần vì nghiện game nhiều độc giả cho rằng một số thanh thiếu niên có vấn đề về tâm lý nên tìm đến thế giới ảo trong game để quên đi thực tại:
Người ta cứ hay lôi game, internet các thứ ra để phê phán. Đó có thể chỉ là biểu hiện, nguyên nhân thực sự có thể tới từ bên trong. Nếu không có game bệnh nhân sẽ tìm một thứ khác để làm phương tiện cô lập bản thân và trốn chạy gia đình, xã hội.
Người nghiện game, ngoại trừ trường hợp có năng khiếu chơi game, còn lại đa phần là do yếu tố tâm lý như: nhút nhát giao tiếp kém. Họ cảm thấy mình bị bạn bè cô lập, thua sút không bằng ai, gia đình không quan tâm hoăc nặng hơn là có triệu chứng của bệnh tâm thần.
Nhiều độc giả cho rằng nếu con cái nghiện game, trách nhiệm lớn nhất thuộc về cha mẹ, khi không quản lý nổi con mình:
Khi phụ huynh đã không giới hạn được thời gian chơi game của con em thì đừng đổ thừa này nọ.
Thứ hai, là nhân vật có phòng riêng và chấp thuận cho có máy ở nhà .
Thứ ba, nhà phát hành luôn khuyến cáo chơi không chơi game quá 2 giờ liên tục. Tôi vẫn chơi game 2h một ngày tựa game thế giới và chơi theo cách giải trí giao tiếp tiếng Anh ở mức khá nhưng về mặt chữ thì tôi mù.
Game không sai, sai ở người dùng game theo mục đích gì.
Hôm nay chơi game bị tâm thần thì nhiều người bảo game xấu, cần cấm cần triệt, ngày mai có một trường hợp ở Mỹ mở khoa đào tạo game hay là game thủ thành tỷ phú .. thì nhảy vào bảo "game đúng là môn thể thao điện tử cần được bồi đắp". Game cũng có mặt xấu và tốt, ngay cả con người cũng có người xấu người tốt. Xấu hay tốt là do mỗi người thôi.
Lỗi ở phụ huynh không rèn cho con thói quen tốt từ nhỏ, có lẽ bỏ bê con cái chơi điện thoại một mình nên mới ra như vậy.
Vấn đề ở đây là con người chứ đừng đổ lỗi cho game. Game cũng như phim ảnh có giới hạn độ tuổi. Cha mẹ không quản lý được con rồi đổ lỗi hết cho game là vô trách nhiệm. Có rất nhiều trường hợp phạm tội ngoài kia bao nhiêu người trong đó là nghiện game. Chẳng qua là người phạm tội chơi game thôi chứ không phải vì chơi game nên phạm tội.
Tôi thấy con cái như vậy cũng là do ba mẹ không quản lý con, trong cách dạy dỗ con tiếng nói của ba mẹ không có trọng lượng, không làm con sợ. Hoặc do ba mẹ quá chiều con hoặc do quá thờ ơ một thời gian dài nên con mới dẫn đến nghiện game thành bệnh.
Tôi 30 tuổi, không rượu bia, cờ bạc hay tụ tập chơi bời chỉ chơi game lúc rảnh sau thời gian làm việc và dành thời gian cho gia đình mặc dù mê game và truyện tranh từ nhỏ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.