Người gửi: Phạm Thế Quyền
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Nghịch lý của bác Trí trong "Thuyết hấp dẫn mới"
Bác Trí có một nguyên lý “vàng” như sau: Một lý thuyết vật lý dù cho kết quả tính toán phù hợp với thực nghiệm thì ta cũng chưa thể kết luận lý thuyết đó là đúng đắn (phản ánh đúng bản chất của tự nhiên) nếu có nghịch lý. Nghịch lý là cảnh báo có sự ngộ nhận.
Tôi có thể chỉ ra nghịch lý của chính bác (cũng sai lầm giống như Newton) khi đưa ra công thức về áp lực của trường quyển lên khối lượng của vật thể: Bác cho rằng một vật thể đứng yên cách tâm trường quyển một khoảng RQD thì vật thể đó chịu một gia tốc áp lực A = (MxG)/ RQD bình phương. Vậy khi RQD = 0 hoặc vô cùng nhỏ thì sao? Khi đó gia tốc áp lực là vô cùng lớn hay sao?
Hãy hình dung một vật thể có hình cầu rỗng hoặc hình vành khuyên (như cái vòng đá đeo tay chẳng hạn), nếu ta đặt một vật thể khác nằm giữa tâm vỏ cầu rỗng đó hoặc đặt ở tâm của hình vành khuyên thì RQD có thể bằng không hoặc vô cùng nhỏ. Tôi chắc chắn là để hai vật thể theo cách thức như vậy, chẳng bao giờ có lực hấp dẫn (theo Newton) hay gia tốc áp lực (theo bác Trí) là vô cùng lớn cả. Rõ ràng bác Trí đã ngộ nhận khi cho rằng trường quyển có hình gần với khối cấu bất kể vật thể có hình thù ra sao.
Vậy bác Trí đừng vội cho phát hiện của mình là "siêu việt", có thể sánh với phát hiện vĩ đại của Copernic về thuyết nhật tâm.