Ảnh chụp xe đạp từ sân sau một ký túc xá ở tỉnh Hồ Nam ngày 22/12.
Phía trước ký túc xá, cũng có hàng nghìn chiếc xe đạp chất đống.
Trong nghĩa địa xe đạp này, có những chiếc xe địa hình đắt tiền, trị giá hàng nghìn nhân dân tệ (1 nghìn tệ bằng 3,5 triệu VND), cũng có những chiếc rẻ tiền, chỉ vài chục tệ.
Trong nghĩa địa xe đạp này, có những chiếc xe địa hình đắt tiền, trị giá hàng nghìn nhân dân tệ (1 nghìn tệ bằng 3,5 triệu VND), cũng có những chiếc rẻ tiền, chỉ vài chục tệ.
Xe đạp là phương tiện di chuyển phổ biến ở Trung Quốc. Các trường đại học ở Trung Quốc thường có diện tích rộng, khoảng cách từ ký túc xá đến giảng đường có khi lên đến vài cây số, trong trường cấm xe máy, thế nên, xe đạp rất được sinh viên ưa dùng.
Xe đạp là phương tiện di chuyển phổ biến ở Trung Quốc. Các trường đại học ở Trung Quốc thường có diện tích rộng, khoảng cách từ ký túc xá đến giảng đường có khi lên đến vài cây số, trong trường cấm xe máy, thế nên, xe đạp rất được sinh viên ưa dùng.
Khi ra trường, xe đạp cũ bán lại không được bao nhiêu tiền, lại mất công mang ra chỗ thu mua phế liệu, nên nhiều sinh viên "quên" luôn chiếc xe đạp ở lại trường.
Khi ra trường, xe đạp cũ bán lại không được bao nhiêu tiền, lại mất công mang ra chỗ thu mua phế liệu, nên nhiều sinh viên "quên" luôn chiếc xe đạp ở lại trường.
Cứ thế, hết khóa này đến khóa khác, xe đạp dần dần chất thành đống ở sân trường.
Hồi tháng 5/2014, một nghĩa địa hơn 3.000 chiếc xe đạp phế liệu ở một trường đại học tại tỉnh Tứ Xuyên cũng được chụp ảnh đưa lên mạng. Hiện tượng này ngày một phổ biến trong các trường đại học ở Trung Quốc. Nhiều sinh viên kiến nghị, nhà trường nên tổ chức thu hồi số xe đạp này, sửa chữa làm mới, rồi tặng lại cho những vùng khó khăn, hoặc làm thành xe đạp công cộng trong trường.
Hồi tháng 5/2014, một nghĩa địa hơn 3.000 chiếc xe đạp phế liệu ở một trường đại học tại tỉnh Tứ Xuyên cũng được chụp ảnh đưa lên mạng. Hiện tượng này ngày một phổ biến trong các trường đại học ở Trung Quốc. Nhiều sinh viên kiến nghị, nhà trường nên tổ chức thu hồi số xe đạp này, sửa chữa làm mới, rồi tặng lại cho những vùng khó khăn, hoặc làm thành xe đạp công cộng trong trường.
Hồng Hạnh (theo Chinanews)