Lễ hội Xăng Khan còn được gọi là Kin chiêng boọc mạy, tổ chức 3 năm một lần vào tháng 2-3 hoặc tháng 10-11 (theo cách tính lịch của người Thái). Đây là dịp để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình, cũng là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ, kết duyên vợ chồng.
Gia đình thầy mo sẽ khua chiêng trống để mời người dân trong bản đến dự lễ thay cho lời mời.
Lễ hội Xăng Khan còn được gọi là Kin chiêng boọc mạy, tổ chức 3 năm một lần vào tháng 2-3 hoặc tháng 10-11 (theo cách tính lịch của người Thái). Đây là dịp để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình, cũng là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ, kết duyên vợ chồng.
Gia đình thầy mo sẽ khua chiêng trống để mời người dân trong bản đến dự lễ thay cho lời mời.
Trước kia lễ diễn ra trong 3 ngày, nhưng nay chỉ tổ chức vào một buổi tối. Những ngày này trai gái trong bản mặc bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất.
Lễ hội thường diễn ra sau tiếng sấm đầu tiên của năm mới. Trước đó một tháng, trai tráng trong làng phải làm lễ cúng rừng để xin được vào tìm chọn những cây tre nứa về tiến hành nghi lễ Xăng Khan.
Trước kia lễ diễn ra trong 3 ngày, nhưng nay chỉ tổ chức vào một buổi tối. Những ngày này trai gái trong bản mặc bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất.
Lễ hội thường diễn ra sau tiếng sấm đầu tiên của năm mới. Trước đó một tháng, trai tráng trong làng phải làm lễ cúng rừng để xin được vào tìm chọn những cây tre nứa về tiến hành nghi lễ Xăng Khan.
Gia đình ông Mo chuẩn bị lương thực, thực phẩm như: Tiền, gạo, gà tối thiểu hàng chục con, lợn một con trên 50 kg, rượu siêu, rượu cần... Công tác chuẩn bị được tiến hành hàng năm trước đó tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
Nghi lễ này được bảo lưu và trao truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở khu vực miền Tây Nghệ An.
Gia đình ông Mo chuẩn bị lương thực, thực phẩm như: Tiền, gạo, gà tối thiểu hàng chục con, lợn một con trên 50 kg, rượu siêu, rượu cần... Công tác chuẩn bị được tiến hành hàng năm trước đó tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
Nghi lễ này được bảo lưu và trao truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở khu vực miền Tây Nghệ An.
Vật không thể thiếu là cây boọc mạy (xằng tang) được dựng ngay giữa nhà, là nơi để hành lễ.
Cây boọc mạy làm từ cây tre hoặc nứa già, có 9 tầng, cao 4 m, khoét nhiều lỗ. Trên cây treo vật tượng trưng như: Chim, cá, ve sầu, rắn… làm từ ruột cây sắn, cây tang trong rừng, được nhuộm xanh, đỏ, tím, vàng. Trên đỉnh boọc mạy cắm cây ô hình vuông, được các thiếu nữ sử dụng khi các ông mo nhảy Xăng Khan.
Vật không thể thiếu là cây boọc mạy (xằng tang) được dựng ngay giữa nhà, là nơi để hành lễ.
Cây boọc mạy làm từ cây tre hoặc nứa già, có 9 tầng, cao 4 m, khoét nhiều lỗ. Trên cây treo vật tượng trưng như: Chim, cá, ve sầu, rắn… làm từ ruột cây sắn, cây tang trong rừng, được nhuộm xanh, đỏ, tím, vàng. Trên đỉnh boọc mạy cắm cây ô hình vuông, được các thiếu nữ sử dụng khi các ông mo nhảy Xăng Khan.
Mâm lễ của thầy mo được chuẩn bị riêng, gồm rượu, hai thanh đao dài, hương, nến, cơm và nhiều con vật sắc màu làm thủ công bằng tay giống trang trí trên cây boọc.
Mâm lễ của thầy mo được chuẩn bị riêng, gồm rượu, hai thanh đao dài, hương, nến, cơm và nhiều con vật sắc màu làm thủ công bằng tay giống trang trí trên cây boọc.
Phần nghi lễ diễn ra bằng việc thầy mo mời gọi Thần linh, tổ tiên trên Mường trời, những anh hùng dân tộc Thái về dự lễ. Những bài sử thi, trường ca, truyền thuyết bằng văn vần về thuở khai lập bản mường sẽ được kể lại.
Phần nghi lễ diễn ra bằng việc thầy mo mời gọi Thần linh, tổ tiên trên Mường trời, những anh hùng dân tộc Thái về dự lễ. Những bài sử thi, trường ca, truyền thuyết bằng văn vần về thuở khai lập bản mường sẽ được kể lại.
Những người tham gia hành lễ được tuyển chọn, trai gái đang ở độ tuổi thanh xuân, có cha mẹ đầy đủ và gia đình hoà thuận.
Những người tham gia hành lễ được tuyển chọn, trai gái đang ở độ tuổi thanh xuân, có cha mẹ đầy đủ và gia đình hoà thuận.
Lễ Xăng Khan không những có nhiều nghi thức, nghi lễ mà còn có rất nhiều trò diễn, trò vui. Cứ sau mỗi nghi lễ là một trò diễn minh họa cho nội dung của nghi lễ, mô phỏng hành vi của các thần linh, các ma có trong nghi lễ đó.
Lễ Xăng Khan không những có nhiều nghi thức, nghi lễ mà còn có rất nhiều trò diễn, trò vui. Cứ sau mỗi nghi lễ là một trò diễn minh họa cho nội dung của nghi lễ, mô phỏng hành vi của các thần linh, các ma có trong nghi lễ đó.
Khi hành lễ, ông mo dẫn đầu, theo sau là những phụ nữ cầm ô cất điệu hát và múa bên cây boọc mạy.
Cuối cùng là phần hội không thể thiếu, cũng tại đây nhiều đôi trai gái có dịp tìm hiểu về nhau, kết duyên vợ chồng.
Xăng Khan là một nghi lễ mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh tiêu biểu trong sinh hoạt đời sống của đồng bào dân tộc Thái miền Tây Nghệ An, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 11/9/2017.
Cuối cùng là phần hội không thể thiếu, cũng tại đây nhiều đôi trai gái có dịp tìm hiểu về nhau, kết duyên vợ chồng.
Xăng Khan là một nghi lễ mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh tiêu biểu trong sinh hoạt đời sống của đồng bào dân tộc Thái miền Tây Nghệ An, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 11/9/2017.
Ngọc Thành