Nghệ sĩ Nhân dân Minh Vương cùng Kim Tử Long (trái) dự buổi khai mạc triển lãm "Ký ức không quên" tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (quận 1) - hoạt động chào mừng dịp lễ 30/4. Ông cùng các nghệ sĩ ôn kỷ niệm một thời qua những tấm ảnh chụp Đoàn cải lương Nam Bộ, Đoàn Văn công Giải phóng... thập niên 1980.
Nghệ sĩ Nhân dân Minh Vương cùng Kim Tử Long (trái) dự buổi khai mạc triển lãm "Ký ức không quên" tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (quận 1) - hoạt động chào mừng dịp lễ 30/4. Ông cùng các nghệ sĩ ôn kỷ niệm một thời qua những tấm ảnh chụp Đoàn cải lương Nam Bộ, Đoàn Văn công Giải phóng... thập niên 1980.
Khi thấy ảnh ông và Lệ Thủy đóng chung tuồng "Tô Ánh Nguyệt" ( soạn giả Trần Hữu Trang sáng tác), ông bùi ngùi, nói: "Lâu rồi mới thấy lại tấm hình này, ngỡ đã mất từ lâu".
Với Minh Vương, Lệ Thủy là giọng ca nữ hát ăn ý nhất. Đôi nghệ sĩ có mối lương duyên hơn 50 năm qua. Thập niên 1960, khi Minh Vương mới nổi tiếng với giải Khôi nguyên vọng cổ, ông được mời về đoàn Kim Chung. Tại đây, ông gặp Lệ Thủy, cùng bà thu âm nhiều bản nhạc. Bản vọng cổ đầu tiên Minh Vương - Lệ Thủy thu trên đĩa là "Bánh bông lan" của soạn giả Loan Thảo. Sau đó, ông dần thay thế Minh Phụng, trở thành "tình nhân sân khấu" của Lệ Thủy với các vở "Đêm lạnh chùa hoang","Tô Ánh Nguyệt", "Nửa đời hương phấn", "Máu nhuộm sân chùa"...
Khi thấy ảnh ông và Lệ Thủy đóng chung tuồng "Tô Ánh Nguyệt" ( soạn giả Trần Hữu Trang sáng tác), ông bùi ngùi, nói: "Lâu rồi mới thấy lại tấm hình này, ngỡ đã mất từ lâu".
Với Minh Vương, Lệ Thủy là giọng ca nữ hát ăn ý nhất. Đôi nghệ sĩ có mối lương duyên hơn 50 năm qua. Thập niên 1960, khi Minh Vương mới nổi tiếng với giải Khôi nguyên vọng cổ, ông được mời về đoàn Kim Chung. Tại đây, ông gặp Lệ Thủy, cùng bà thu âm nhiều bản nhạc. Bản vọng cổ đầu tiên Minh Vương - Lệ Thủy thu trên đĩa là "Bánh bông lan" của soạn giả Loan Thảo. Sau đó, ông dần thay thế Minh Phụng, trở thành "tình nhân sân khấu" của Lệ Thủy với các vở "Đêm lạnh chùa hoang","Tô Ánh Nguyệt", "Nửa đời hương phấn", "Máu nhuộm sân chùa"...
Minh Vương, Lệ Thủy hát tuồng "Tô Ánh Nguyệt" tại lễ giỗ tổ nghề năm 2020. Video: Mai Nhật.
Từ trái qua: Thanh Nga, Ngọc Giàu, Lan Chi, Bích Sơn - bốn giọng ca đoạt giải Thanh Tâm năm 1960. Giải thưởng lấy tên của một ký giả nổi tiếng đương thời, được tổ chức từ năm 1958 đến 1967, được xem là giải danh giá nhất của lĩnh vực cổ nhạc thời bấy giờ. Người nhận giải đầu tiên là cố nghệ sĩ Thanh Nga (năm 1958) - được mệnh danh "nữ hoàng sân khấu" sau này.
Từ trái qua: Thanh Nga, Ngọc Giàu, Lan Chi, Bích Sơn - bốn giọng ca đoạt giải Thanh Tâm năm 1960. Giải thưởng lấy tên của một ký giả nổi tiếng đương thời, được tổ chức từ năm 1958 đến 1967, được xem là giải danh giá nhất của lĩnh vực cổ nhạc thời bấy giờ. Người nhận giải đầu tiên là cố nghệ sĩ Thanh Nga (năm 1958) - được mệnh danh "nữ hoàng sân khấu" sau này.
Đoàn hát Út Bạch Lan - Thành Được trong vở "Bao giờ rừng sứ mưa hoa" của soạn giả Quy Sắc - Kiên Giang thập niên 1960. Năm 1958, Út Bạch Lan về hát cho đoàn Kim Chưởng với nghệ sĩ Thành Được. Sau đó, cả hai xe duyên vợ chồng. Vốn là một kép hát đào hoa, Thành Được có nhiều bóng hồng vây quanh. Khoảng năm 1964, cả hai chia tay, bà ở vậy, nuôi các con riêng của chồng cũ.
Đoàn hát Út Bạch Lan - Thành Được trong vở "Bao giờ rừng sứ mưa hoa" của soạn giả Quy Sắc - Kiên Giang thập niên 1960. Năm 1958, Út Bạch Lan về hát cho đoàn Kim Chưởng với nghệ sĩ Thành Được. Sau đó, cả hai xe duyên vợ chồng. Vốn là một kép hát đào hoa, Thành Được có nhiều bóng hồng vây quanh. Khoảng năm 1964, cả hai chia tay, bà ở vậy, nuôi các con riêng của chồng cũ.
Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga diễn vở "Tiếng hạc trong trăng" của soạn giả Yên Ba - Loan Thảo những năm 1960. Tác phẩm từng được trao danh hiệu "Tuồng xuất sắc" năm 1966 tại giải Thanh Tâm, đem lại danh tiếng cho các nghệ sĩ Thanh Nga,. Thanh Sang, Thành Được...
Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga diễn vở "Tiếng hạc trong trăng" của soạn giả Yên Ba - Loan Thảo những năm 1960. Tác phẩm từng được trao danh hiệu "Tuồng xuất sắc" năm 1966 tại giải Thanh Tâm, đem lại danh tiếng cho các nghệ sĩ Thanh Nga,. Thanh Sang, Thành Được...
Một phân cảnh của "Phụng nghi đình" - vở tuồng Hồ Quảng kinh điển, nội dung xoay quanh các nhân vật chính Điêu Thuyền - Lữ Bố - Đổng Trác - Vương Doãn, được tác giả Mộc Quán (Nguyễn Trọng Quyền) biên soạn để ca diễn theo lối cải lương Nam bộ.
Một phân cảnh của "Phụng nghi đình" - vở tuồng Hồ Quảng kinh điển, nội dung xoay quanh các nhân vật chính Điêu Thuyền - Lữ Bố - Đổng Trác - Vương Doãn, được tác giả Mộc Quán (Nguyễn Trọng Quyền) biên soạn để ca diễn theo lối cải lương Nam bộ.
Nghệ sĩ Phi Điểu hoài niệm với tấm hình bà dạy vũ đạo năm 1963, khi Đoàn văn công Nam Bộ ra Bắc tập kết. Lúc đó, đoàn cải lương Nam Bộ gây chú ý với hàng trăm suất diễn mỗi năm. Mỗi lần đoàn dựng vở mới, các đơn vị từ Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng... đều tranh thủ đến xem học hỏi.
Nghệ sĩ Phi Điểu hoài niệm với tấm hình bà dạy vũ đạo năm 1963, khi Đoàn văn công Nam Bộ ra Bắc tập kết. Lúc đó, đoàn cải lương Nam Bộ gây chú ý với hàng trăm suất diễn mỗi năm. Mỗi lần đoàn dựng vở mới, các đơn vị từ Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng... đều tranh thủ đến xem học hỏi.
Sự kiện còn trưng bày nhiều bản thảo hiếm từ các soạn giả huyền thoại, trong đó có kịch bản "Đời cô Lựu" - ra mắt những năm 1930 của Trần Hữu Trang. Trước năm 1975, vở có sự tham gia của các nghệ sĩ Phùng Há (vai cô Lựu), Út Trà Ôn (vai Hai Thành), Hoàng Giang (vai Hội đồng Thăng), Thanh Nga (vai Kim Anh). Thập niên 1980, đoàn cải lương 284 diễn lại vở với các tên tuổi: Bạch Tuyết (cô Lựu), Thành Được (Hai Thành), Diệp Lang (Hội đồng Thăng), Ngọc Giàu (Hai Hương), Minh Vương (Võ Minh Luân), Lệ Thủy (Kim Anh).
Sự kiện còn trưng bày nhiều bản thảo hiếm từ các soạn giả huyền thoại, trong đó có kịch bản "Đời cô Lựu" - ra mắt những năm 1930 của Trần Hữu Trang. Trước năm 1975, vở có sự tham gia của các nghệ sĩ Phùng Há (vai cô Lựu), Út Trà Ôn (vai Hai Thành), Hoàng Giang (vai Hội đồng Thăng), Thanh Nga (vai Kim Anh). Thập niên 1980, đoàn cải lương 284 diễn lại vở với các tên tuổi: Bạch Tuyết (cô Lựu), Thành Được (Hai Thành), Diệp Lang (Hội đồng Thăng), Ngọc Giàu (Hai Hương), Minh Vương (Võ Minh Luân), Lệ Thủy (Kim Anh).
Đạo cụ, son phấn cũ gợi nhớ một thời thiếu thốn của sân khấu miền Nam. Nghệ sĩ Minh Vương nói đầu thập niên 1980, do các loại phấn trang điểm còn thiếu, diễn viên phải trộn bột màu đánh lên mặt, khiến da bị dị ứng, lở loét.
Đạo cụ, son phấn cũ gợi nhớ một thời thiếu thốn của sân khấu miền Nam. Nghệ sĩ Minh Vương nói đầu thập niên 1980, do các loại phấn trang điểm còn thiếu, diễn viên phải trộn bột màu đánh lên mặt, khiến da bị dị ứng, lở loét.
Ban tổ chức dành một góc trưng bày các loại đàn cổ nhạc cùng các tài liệu tôn vinh 100 năm cải lương.
Ban tổ chức dành một góc trưng bày các loại đàn cổ nhạc cùng các tài liệu tôn vinh 100 năm cải lương.
Anh Justin - 41 tuổi, người Libya, sống ở Việt Nam hơn một năm qua - cho biết gần đây, anh thích nghe cải lương qua lời giới thiệu của một người bạn. Anh dự triển lãm để tìm hiểu thêm về bộ môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Anh nói "Dù không hiểu gì nhiều, tôi thích xem các nghệ sĩ say mê ca diễn. Mỗi ngày, tôi học hỏi thêm về lịch sử Việt Nam qua việc xem các vở tuồng này".
Ông Phan Quốc Kiệt - Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang - cho biết sự kiện ra mắt phòng truyền thống trưng bày hình ảnh của nhà hát, từ đó tưởng nhớ các nghệ sĩ, soạn giả một thời. Sắp tới, họ tiếp tục sưu tầm, tìm kiếm những kịch bản cải lương, hình ảnh tư liệu quý và tổ chức các buổi giao lưu, biểu diễn giữa các thế hệ diễn viên.
Anh Justin - 41 tuổi, người Libya, sống ở Việt Nam hơn một năm qua - cho biết gần đây, anh thích nghe cải lương qua lời giới thiệu của một người bạn. Anh dự triển lãm để tìm hiểu thêm về bộ môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Anh nói "Dù không hiểu gì nhiều, tôi thích xem các nghệ sĩ say mê ca diễn. Mỗi ngày, tôi học hỏi thêm về lịch sử Việt Nam qua việc xem các vở tuồng này".
Ông Phan Quốc Kiệt - Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang - cho biết sự kiện ra mắt phòng truyền thống trưng bày hình ảnh của nhà hát, từ đó tưởng nhớ các nghệ sĩ, soạn giả một thời. Sắp tới, họ tiếp tục sưu tầm, tìm kiếm những kịch bản cải lương, hình ảnh tư liệu quý và tổ chức các buổi giao lưu, biểu diễn giữa các thế hệ diễn viên.
Mai Nhật - Hữu Khoa