Đôi vợ chồng hơn nửa đời người làm nón ngựa ở thôn Phú Gia, xã Cát Tượng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Video: Phong Vinh.
Đôi vợ chồng hơn nửa đời người làm nón ngựa ở thôn Phú Gia, xã Cát Tượng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Video: Phong Vinh.
Nón ngựa là niềm tự hào của người Bình Định. Chiếc nón xuất hiện hơn 300 năm trước, là một phụ kiện không thể thiếu của các quan binh triều đình. Theo ông Đỗ Văn Lan (thôn Phú Gia), người đã có kinh nghiệm 55 năm làm nghề, không ai biết người đầu tiên chế tác ra chiếc nón ngựa.
Nón ngựa là niềm tự hào của người Bình Định. Chiếc nón xuất hiện hơn 300 năm trước, là một phụ kiện không thể thiếu của các quan binh triều đình. Theo ông Đỗ Văn Lan (thôn Phú Gia), người đã có kinh nghiệm 55 năm làm nghề, không ai biết người đầu tiên chế tác ra chiếc nón ngựa.
Có 10 công đoạn chính và 4 công đoạn phụ để làm ra chiếc nón. "Nhiều lúc phải chế tác những loại hoa văn đặc biệt theo yêu cầu của khách nên công đoạn thêu hoa văn là mất thời gian nhiều nhất", ông Lan nói.
Có 10 công đoạn chính và 4 công đoạn phụ để làm ra chiếc nón. "Nhiều lúc phải chế tác những loại hoa văn đặc biệt theo yêu cầu của khách nên công đoạn thêu hoa văn là mất thời gian nhiều nhất", ông Lan nói.
Một chiếc nón ngựa để thành hình cần có 3 loại nguyên liệu chính gồm: cây giang để làm sườn, lá cọ (kè) dùng làm lá lợp nón và rễ dứa (thơm) để lấy chỉ. Được thiên nhiên ưu đãi nên cả các nguyên liệu này đều có sẵn ở Bình Định.
Một chiếc nón ngựa để thành hình cần có 3 loại nguyên liệu chính gồm: cây giang để làm sườn, lá cọ (kè) dùng làm lá lợp nón và rễ dứa (thơm) để lấy chỉ. Được thiên nhiên ưu đãi nên cả các nguyên liệu này đều có sẵn ở Bình Định.
Nguyên liệu phụ còn có chỉ thêu, cước lớn, cước nhỏ... hiện được lấy từ TP HCM, bà Tâm (vợ ông Lan) với hơn 40 năm kinh nghiệm làm nón ngựa chia sẻ. Để làm ra một chiếc nón ngựa mất khá nhiều thời gian, công sức và trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Nguyên liệu phụ còn có chỉ thêu, cước lớn, cước nhỏ... hiện được lấy từ TP HCM, bà Tâm (vợ ông Lan) với hơn 40 năm kinh nghiệm làm nón ngựa chia sẻ. Để làm ra một chiếc nón ngựa mất khá nhiều thời gian, công sức và trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Các nghệ nhân thường thêu họa tiết như hoa, lá, chim công hay long, lân, quy, phụng, chim trĩ... Chóp nón thường để trần, trên đỉnh có chùm chỉ ngũ sắc. Những chiếc nón đặc biệt sẽ có chóp hình quả trám sắt nhọn, được làm từ đồng hoặc bạc với họa tiết chạm trổ công phu.
Các nghệ nhân thường thêu họa tiết như hoa, lá, chim công hay long, lân, quy, phụng, chim trĩ... Chóp nón thường để trần, trên đỉnh có chùm chỉ ngũ sắc. Những chiếc nón đặc biệt sẽ có chóp hình quả trám sắt nhọn, được làm từ đồng hoặc bạc với họa tiết chạm trổ công phu.
Nón ngựa ở làng Phú Gia có giá dao động 50.000 - 100.000 đồng một chiếc, tùy vào chất lượng. Những chiếc làm theo nguyên mẫu truyền thống có giá hơn 400.000 đồng mỗi chiếc.
Làng nón Phú Gia là một trong 5 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh quy hoạch, gắn với phục vụ phát triển du lịch. Nhờ vậy mà nhiều năm qua, làng nghề được nhiều người biết tới, thu nhập người dân làm nón cũng có cải thiện hơn.
Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn đến thôn Phú Gia, bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 1A, rẽ phải quốc lộ 19B chạy khoảng 18 km thì rẽ trái vào đường DT635 rồi hỏi thăm người dân là sẽ đến được.
Nón ngựa ở làng Phú Gia có giá dao động 50.000 - 100.000 đồng một chiếc, tùy vào chất lượng. Những chiếc làm theo nguyên mẫu truyền thống có giá hơn 400.000 đồng mỗi chiếc.
Làng nón Phú Gia là một trong 5 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh quy hoạch, gắn với phục vụ phát triển du lịch. Nhờ vậy mà nhiều năm qua, làng nghề được nhiều người biết tới, thu nhập người dân làm nón cũng có cải thiện hơn.
Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn đến thôn Phú Gia, bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 1A, rẽ phải quốc lộ 19B chạy khoảng 18 km thì rẽ trái vào đường DT635 rồi hỏi thăm người dân là sẽ đến được.
- Trò chơi thất truyền hơn nửa thế kỷ ở Cù Lao Xanh
- Người phụ nữ nấu rượu Bầu Đá gần nửa thế kỷ ở Bình Định
Phong Vinh