Thứ năm, 26/12/2024
Thứ sáu, 3/10/2014, 08:53 (GMT+7)

Nghề làm tranh kính

Trên thế giới tranh kính đã có từ rất sớm và du nhập vào Việt Nam từ thời Nguyễn thế kỷ 18. Điều này có thể thấy qua các tranh kính trong thánh đường các nhà thờ đạo Kitô. Những năm gần đây, tranh kính đã phổ biến và gần gũi với người sử dụng với giá cả phù hợp.

Tranh kính ở Việt Nam giờ đây là loại tranh kính phun cát. Các họa tiết được khắc lõm trên mặt kính bằng súng phun cát áp lực cao. Tùy theo ý đồ của bức tranh mà độ lõm được khắc theo ý muốn.

Dùng máy mài chuyên dụng làm mịn các nét khắc.

Đánh bóng các chi tiết, công đoạn này rất quan trọng. Bức tranh có hồn hay không là nhờ những đường nét được gọt dũa lúc này.

Là dán để can lên chi tiết, rồi dùng dao trổ cắt theo mảng khối để khi phun màu, các màu không chen sang nhau. Sau đó phun sơn màu chuyên dụng cho các chi tiết phía sau mặt kính theo thiết kế bằng súng phu sơn.

Đối với các họa tiết nhỏ và quá nhiều chi tiết thì phải vẽ tay bằng sơn xuyên sáng.

Vờn khối bằng súng sơn loại nhỏ.

Nhờ được khắc lõm xuống kính nhiều lớp, phủ nhiều sơn màu xuyên sáng và kết hợp với ánh sáng trên kính nên tranh kính nhìn vừa thật lại vừa huyền ảo.

Sủa lại những lỗi nhỏ mặt sau của tranh.

Tác phẩm Madalas củ nghệ nhân Phạm Hồng Vinh một đỉnh cao của nghề tranh kính.

Tranh kính trắng không sơn màu đòi hỏi kỹ thuật cao kết hợp trình độ cao về hội họa tạo hình.

Một tác phẩm tranh kính phục vụ trang trí.

Cuộc thi ảnh “Nghề trong thế kỷ 21” trên chuyên mục Giáo dục do Báo điện tử VnExpress phối hợp cùng Hội Đồng Anh và Tổng Cục Dạy Nghề tổ chức sẽ diễn ra trong 4 tuần từ ngày 3/9 đến ngày 3/10. Đây là sân chơi dành cho mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Độc giả gửi ảnh dự thi tại đây.

Le Bich