Mức thu nhập của người làm nghề công nghệ thông tin là một trong các nội dung được anh Hưng trao đổi trong khuôn khổ buổi xTalk diễn ra vào ngày 3/4, tại Hà Nội. Bài chia sẻ của anh mang tên “Định hướng nghề nghiệp cho người làm nghề CNTT”, tập trung về những nghề hẹp trong ngành, những kỹ năng cần thiết để hướng tới từng mục tiêu đồng thời định hướng việc đặt mục tiêu ngắn và dài hạn cho năng lực và thu nhập của bản thân.
Anh Nguyễn Vũ Hưng - mentor của Đại học trực tuyến FUNiX nhắn nhủ hãy tự đốt cháy mình trong những năm ít kinh nghiệm và đừng đòi hỏi nhiều. |
- Tại sao anh lại chọn chủ đề “Định hướng nghề nghiệp cho người làm nghề CNTT” khi chia sẻ với các sinh viên và mentor?
- Định hướng nghề nghiệp không phải là chủ đề mới, nó là đề tài luôn mới, muôn thủa. Tự trả lời câu hỏi này là việc khó. Ngay cả khi có người định hướng cho ai đó (bao gồm sinh viên) làm việc gì, việc định hướng vẫn rất khó khăn.
Hầu hết các bạn sinh viên khi học (IT) chỉ thấy là nó “hot” thì đi học, chứ có lẽ ít người biết con đường IT sẽ dẫn tới đâu, có những ngã rẽ nào.
Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của một người trong nghề, làm nghề, giúp các bạn sinh viên phần nào nhìn ra hình ảnh của mình sau 1, 3, 5, 10 hay thậm chí 50 năm. Đây chính là mục đích chính của buổi chia sẻ. Có được một cái nhìn khách quan, toàn cảnh, rộng và dài hơn về nghề IT sẽ giúp các bạn sinh viên tự định hướng lại mình tốt hơn.
- Dựa vào yếu tố nào khiến anh quyết định lập "Dự án cuộc đời" từ hôm nay đến tận 50 năm sau?
- Cá nhân tôi năm nay gần 40 tuổi, đã làm IT được hơn 10 năm. Các bạn sinh viên sẽ hoặc đã bắt đầu với IT trong một vài năm. Họ phần nào hình dung ra tương lai của mình, nhưng có lẽ chưa đủ dài như 10, 20 hay 50 năm.
50 năm tính từ khi 20 tuổi là thời gian chúng ta xa những người thân trên thế giới này. Việc lựa chọn ngành IT ảnh hưởng tới lương lại 10, 20, 50 năm sau, tức là cả cuộc đời họ. Quyết định chọn là khó thay đổi, vì chẳng ai quay ngược được thời gian.
- Một nhân sự IT cần chuẩn bị những gì để có thể đạt được mức lương 20 triệu đồng một tháng?
- 20 triệu đồng không phải là con số thách thức. Tôi biết rất nhiều bạn 22-25 tuổi kiếm được 30-40 triệu một tháng. Lương 20 triệu sau 3 năm kinh nghiệm làm IT là con số rất khả thi. Để đạt được việc này, lời khuyên tốt nhất mà tôi dành cho các bạn là hãy tự đốt cháy mình trong những năm ít kinh nghiệm và đừng đòi hỏi nhiều.
Rủi ro thấp, chúng ta trao đổi sức lao động, sự nhiệt huyết bằng 20 triệu đồng. Nếu không hợp, mỗi người sẽ có sự lựa chọn khác. Câu hỏi “cần gì” sẽ dài và phụ thuộc vào nghề hẹp IT mà chúng ta chọn.
- Theo anh, nghề IT dễ hay khó?
- Câu trả lời không phải là khó hay dễ mà khó hoặc dễ với ai, có hợp hay không. Tôi nghĩ nên thay đổi câu hỏi. Đó là "Các bạn (sinh viên) tự phân tích bản thân theo mô hình SWOT (Strengths: Điểm mạnh, Weaknesses: Điểm yếu, Opportunities: Cơ hội và Threats: Thách thức) hay mô hình con nhím chưa?".
- Tại sao một người phải nhìn lại bản thân khi quyết định theo đuổi ngành nghề yêu thích?
- Tâm lý đám đông là phổ biến. Họ làm việc ấy vì tâm lý đám đông, vì ai cũng làm việc ấy. Chúng ta có đặt câu hỏi “chúng ta đang ở đâu, sẽ đi về đâu (sau N năm)?”, hay “chúng ta mạnh nhất điểm nào, nhiệt huyết nhất khi làm gì?”
Làm việc ấy”, ra tiền, nhưng vẫn thích và sướng nhất có lẽ là hạnh phúc với hầu hết mọi người. Vì nếu làm một việc không thích để có được một thu nhập khá thì vẫn chưa thể gọi là hạnh phúc được.
- Cơ chế tư vấn chọn ngành nghề phù hợp của FUNiX sẽ mang đến những lợi ích gì cho thí sinh?
- Hầu hết sinh viên không biết chọn đường, vì chẳng có ai chỉ dẫn để biết hoặc chính các bạn chưa chịu đi hỏi đâu. Vì vậy, việc tư vấn chọn ngành nghề phù hợp sẽ giúp các thí sinh chọn đúng đường.
- Định hướng ngay từ đầu này của FUNiX sẽ góp phần giải quyết bài toán việc làm lâu dài cho xã hội như thế nào?
- Xã hội có những người tâm huyết với nghề IT và thực sự khủng khoảng nếu họ chỉ làm việc ấy vì tiền mà không thấy “sướng”, không thực sự đam mê. Các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá một số nhân sự Việt Nam là vô trách nhiệm. Vì sao? Một trong những lý do là việc thiếu đam mê.
Minh Văn
FUNiX (thuộc hệ thống giáo dục FPT) là đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam chuyên đào tạo Công nghệ thông tin.
Học viên tương tác với Mentor - là chuyên gia, nhà quản lý của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin thông qua kết nối online. Chương trình gồm 8 chứng chỉ. Sau mỗi học kỳ, sinh viên được cấp một chứng chỉ có giá trị riêng biệt và tìm kiếm việc làm tương ứng.
Xem thêm thông tin tại website hoặc liên hệ tầng 0, tòa nhà FPT, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 04.7300.5656. Email: funix-support@fpt.edu.vn.