Xưởng điêu khắc than đá của vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Quyết rộng chừng 30 m2, nằm sâu trong ngõ nhỏ ở phường Hồng Hà, TP Hạ Long. Hàng ngày nơi đây vang lên tiếng cưa, tiếng mài đục, xen lẫn tiếng cười nói của hai vợ chồng.
Xưởng điêu khắc than đá của vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Quyết rộng chừng 30 m2, nằm sâu trong ngõ nhỏ ở phường Hồng Hà, TP Hạ Long. Hàng ngày nơi đây vang lên tiếng cưa, tiếng mài đục, xen lẫn tiếng cười nói của hai vợ chồng.
Cầm chiếc đục trên tay, anh Quyết (47 tuổi) tỉ mẩn tạo tạc tác phẩm. Anh cho biết đã gắn bó với nghề 36 năm. Kế bên, chị Nguyễn Thị Thanh Bình (44 tuổi), vợ anh đã làm nghề được 21 năm, kể từ khi hai người cưới nhau.
“Vợ chồng tôi là thế hệ thứ ba đang duy trì nghề truyền thống của gia đình. Cách đây 10 năm, cả tỉnh có khoảng 12 hộ làm nghề. Giờ chỉ còn gia đình tôi”, anh Quyết nói.
Cách đây vài năm, xưởng nhà anh có 5 đến 6 thợ. Nhưng rồi những thợ ở đây đều bỏ vì công bụi bẩn, độc hại.
Cầm chiếc đục trên tay, anh Quyết (47 tuổi) tỉ mẩn tạo tạc tác phẩm. Anh cho biết đã gắn bó với nghề 36 năm. Kế bên, chị Nguyễn Thị Thanh Bình (44 tuổi), vợ anh đã làm nghề được 21 năm, kể từ khi hai người cưới nhau.
“Vợ chồng tôi là thế hệ thứ ba đang duy trì nghề truyền thống của gia đình. Cách đây 10 năm, cả tỉnh có khoảng 12 hộ làm nghề. Giờ chỉ còn gia đình tôi”, anh Quyết nói.
Cách đây vài năm, xưởng nhà anh có 5 đến 6 thợ. Nhưng rồi những thợ ở đây đều bỏ vì công bụi bẩn, độc hại.
Hòn than nặng hơn chục kg được anh Quyết lựa chọn để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ. Theo anh, than phải có chất lượng tốt, độ đen đặc, bề mặt không có đường vân, mạch đứt gãy xuyên ngang dọc. Chỉ có than ở các mỏ như: Cọc Sáu, Đèo Nai, Cao Sơn mới làm được.
Hòn than nặng hơn chục kg được anh Quyết lựa chọn để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ. Theo anh, than phải có chất lượng tốt, độ đen đặc, bề mặt không có đường vân, mạch đứt gãy xuyên ngang dọc. Chỉ có than ở các mỏ như: Cọc Sáu, Đèo Nai, Cao Sơn mới làm được.
Anh Quyết dùng cưa tay để cưa hòn than thành từng miếng.
Những miếng than sau khi được cưa, có hình dáng, kích cỡ phù hợp với ý tưởng chế tác của mỗi sản phẩm.
Những miếng than sau khi được cưa, có hình dáng, kích cỡ phù hợp với ý tưởng chế tác của mỗi sản phẩm.
Bức tượng đang được người thợ tạo hình, sau đó đánh bóng.
“Làm ra một tác phẩm điêu khắc không khó, nhưng để sản phẩm mang cái hồn thì không chỉ ngày một, ngày hai là làm được. Nó đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ, biến những hòn than vô tri vô giác thành sản phẩm đầy tính nghệ thuật, có hồn”, anh Quyết nói.
Bức tượng đang được người thợ tạo hình, sau đó đánh bóng.
“Làm ra một tác phẩm điêu khắc không khó, nhưng để sản phẩm mang cái hồn thì không chỉ ngày một, ngày hai là làm được. Nó đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ, biến những hòn than vô tri vô giác thành sản phẩm đầy tính nghệ thuật, có hồn”, anh Quyết nói.
Để giảm bớt độc hại, hai vợ chồng đặt quanh xưởng gần 10 chiếc quạt để thổi bụi than vào một góc.
Chị Bình cho biết mỗi tháng gia đình kiếm khoảng 30 đến 40 triệu đồng từ nghề. “Chúng tôi làm theo đơn đặt hàng của khách và bán cho các cửa hàng. Những sản phẩm này chủ yếu bán cho khách du lịch và các cơ quan trên địa bàn tỉnh mua để làm quà tặng”, chị Bình nói.
Theo chị, để làm ra một sản phẩm có thể mất một ngày cho đến cả tháng, tùy thuộc vào mỗi sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm cũng khác nhau từ vài trăm nghìn cho đến cả trăm triệu đồng.
Chị Bình cho biết mỗi tháng gia đình kiếm khoảng 30 đến 40 triệu đồng từ nghề. “Chúng tôi làm theo đơn đặt hàng của khách và bán cho các cửa hàng. Những sản phẩm này chủ yếu bán cho khách du lịch và các cơ quan trên địa bàn tỉnh mua để làm quà tặng”, chị Bình nói.
Theo chị, để làm ra một sản phẩm có thể mất một ngày cho đến cả tháng, tùy thuộc vào mỗi sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm cũng khác nhau từ vài trăm nghìn cho đến cả trăm triệu đồng.
Tác phẩm Hòn Trống Mái, biểu tượng của vịnh Hạ Long đang được mài bóng. Đây cũng là khâu cuối cùng hoàn thiện sản phẩm.
Tác phẩm Hòn Trống Mái, biểu tượng của vịnh Hạ Long đang được mài bóng. Đây cũng là khâu cuối cùng hoàn thiện sản phẩm.
Góc trưng bày các sản phẩm như tượng Phật, hòn Trống Mái, linh vật... đã hoàn thiện tại nhà anh Quyết.
Nghề chế tác mỹ nghệ than đá xuất hiện tại vùng mỏ Quảng Ninh từ cuối thế kỷ 19 do người Pháp du nhập vào. Trước năm 1986, những người thợ tham gia vào Hợp tác xã Hồng Gai chuyên chế tác tranh, mỹ nghệ than đá. Sau khi hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên Hợp tác xã bị giải thể, những người làm nghề tách riêng ra để kiếm kế sinh nhai.
Góc trưng bày các sản phẩm như tượng Phật, hòn Trống Mái, linh vật... đã hoàn thiện tại nhà anh Quyết.
Nghề chế tác mỹ nghệ than đá xuất hiện tại vùng mỏ Quảng Ninh từ cuối thế kỷ 19 do người Pháp du nhập vào. Trước năm 1986, những người thợ tham gia vào Hợp tác xã Hồng Gai chuyên chế tác tranh, mỹ nghệ than đá. Sau khi hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên Hợp tác xã bị giải thể, những người làm nghề tách riêng ra để kiếm kế sinh nhai.
Minh Cương