Ngoài biện pháp phòng chống dịch như 25 ngày "siết chặt" vừa qua, từ ngày 16/9, TP HCM điều chỉnh một số hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho người dân như: shipper hoạt động liên quận, huyện từ 6h đến 21h, nhiều loại hình kinh doanh được mở cửa, người dân quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ đi chợ mỗi tuần một lần...
Tại một hệ thống cà phê trên đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), hàng chục shipper xếp hàng trước cửa chờ nhận đơn. Nhân viên cho biết, tiệm hoạt động từ hai ngày nay, khi quận 7 thí điểm cho các doanh nghiệp, cửa hàng hoạt động trở lại trong trạng thái "bình thường mới".
Theo đó, thời gian đầu quận 7 khuyến khích bán hàng online, không phục vụ trực tiếp, chỉ bán mang về. Nhân viên phải tiêm 2 mũi vaccine, hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ" và tuân thủ 5K.
Ngoài biện pháp phòng chống dịch như 25 ngày "siết chặt" vừa qua, từ ngày 16/9, TP HCM điều chỉnh một số hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho người dân như: shipper hoạt động liên quận, huyện từ 6h đến 21h, nhiều loại hình kinh doanh được mở cửa, người dân quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ đi chợ mỗi tuần một lần...
Tại một hệ thống cà phê trên đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), hàng chục shipper xếp hàng trước cửa chờ nhận đơn. Nhân viên cho biết, tiệm hoạt động từ hai ngày nay, khi quận 7 thí điểm cho các doanh nghiệp, cửa hàng hoạt động trở lại trong trạng thái "bình thường mới".
Theo đó, thời gian đầu quận 7 khuyến khích bán hàng online, không phục vụ trực tiếp, chỉ bán mang về. Nhân viên phải tiêm 2 mũi vaccine, hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ" và tuân thủ 5K.
Cách đó 2 km, lúc 10h, tại một quán bún đậu mắm tôm trên đường Nguyễn Thị Thập, lực lượng shipper ngồi giãn cách chờ mua hàng.
Cách đó 2 km, lúc 10h, tại một quán bún đậu mắm tôm trên đường Nguyễn Thị Thập, lực lượng shipper ngồi giãn cách chờ mua hàng.
Cửa hàng cơm tấm của ông Hoàng Tuấn trên đường Lê Văn Lương cũng bán mang về từ hai ngày nay. Theo chủ quán, trước khi dịch bùng phát, mỗi ngày tiệm bán được 1.000 phần cơm nhưng hiện chỉ được hơn 200 suất và chỉ bán cho shipper.
"Tôi nghỉ hơn 90 ngày nay nhưng vẫn phải trả đủ 16 triệu tiền mặt bằng hàng tháng. Nay được bán lại dù không bằng một nửa so với trước nhưng cũng đỡ hơn", ông Tuấn nói.
Cửa hàng cơm tấm của ông Hoàng Tuấn trên đường Lê Văn Lương cũng bán mang về từ hai ngày nay. Theo chủ quán, trước khi dịch bùng phát, mỗi ngày tiệm bán được 1.000 phần cơm nhưng hiện chỉ được hơn 200 suất và chỉ bán cho shipper.
"Tôi nghỉ hơn 90 ngày nay nhưng vẫn phải trả đủ 16 triệu tiền mặt bằng hàng tháng. Nay được bán lại dù không bằng một nửa so với trước nhưng cũng đỡ hơn", ông Tuấn nói.
Cả tiệm của ông Tuấn có ba nhân viên đều đã tiêm hai mũi vaccine và được ăn ở tại chỗ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Cả tiệm của ông Tuấn có ba nhân viên đều đã tiêm hai mũi vaccine và được ăn ở tại chỗ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Một cửa hàng bán điện thoại trên đường Lê văn Lương cũng hoạt động trở lại. Nhân viên cho biết, mỗi lần chỉ cho 2 - 3 người vào mua hàng.
Dù vậy, phần lớn các cơ sở kinh doanh ở quận 7 hiện vẫn đóng cửa do chưa đáp ứng được tiêu chí hoạt động.
Một cửa hàng bán điện thoại trên đường Lê văn Lương cũng hoạt động trở lại. Nhân viên cho biết, mỗi lần chỉ cho 2 - 3 người vào mua hàng.
Dù vậy, phần lớn các cơ sở kinh doanh ở quận 7 hiện vẫn đóng cửa do chưa đáp ứng được tiêu chí hoạt động.
Nhiều tuyến đường, con hẻm ở quận 7 vẫn lập chốt kiểm soát người ra vào. Tại con hẻm trên đường Hoàng Trọng Mậu, người dân, shipper giữ khoảng cách, đợi chờ đến lượt giao nhận hàng.
Nhiều tuyến đường, con hẻm ở quận 7 vẫn lập chốt kiểm soát người ra vào. Tại con hẻm trên đường Hoàng Trọng Mậu, người dân, shipper giữ khoảng cách, đợi chờ đến lượt giao nhận hàng.
Lúc 10h30, tại góc giao lộ đường Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) xe qua lại khá tấp tập. Đây là tuyến đường chính dẫn vào trung tâm thành phố qua cầu Kênh Tẻ nên thường xuyên kẹt khi Covid-19 chưa bùng phát.
Lúc 10h30, tại góc giao lộ đường Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) xe qua lại khá tấp tập. Đây là tuyến đường chính dẫn vào trung tâm thành phố qua cầu Kênh Tẻ nên thường xuyên kẹt khi Covid-19 chưa bùng phát.
Tại những quận huyện khác, trong ngày đầu tiên shipper được giao hàng liên quận, một số chốt kiểm soát tại quận Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh đã xảy ra ùn ứ.
Tại chốt trước cổng Bến xe miền Đông (quận Bình Thạnh), cảnh sát lắp đặt hai camera cùng lúc với dùng điện thoại cá nhân để quét mã khai báo di chuyển do lượng xe đông. Nhiều người dân phải mất gần chục phút để qua chốt.
Tại những quận huyện khác, trong ngày đầu tiên shipper được giao hàng liên quận, một số chốt kiểm soát tại quận Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh đã xảy ra ùn ứ.
Tại chốt trước cổng Bến xe miền Đông (quận Bình Thạnh), cảnh sát lắp đặt hai camera cùng lúc với dùng điện thoại cá nhân để quét mã khai báo di chuyển do lượng xe đông. Nhiều người dân phải mất gần chục phút để qua chốt.
Một số chốt ngoài quét mã QR, khi vắng người còn kiểm tra giấy xét nghiệm, giấy tiêm vaccine của shipper.
"Mấy ngày trước giao hàng trong quận, tôi giao được khoảng 15 đơn hàng mỗi ngày. Nay được giao liên quận, chỉ trong hai giờ buổi sáng tôi đã hoàn thành 6 đơn hàng", anh Nguyễn Hoàng Huynh nói.
Một số chốt ngoài quét mã QR, khi vắng người còn kiểm tra giấy xét nghiệm, giấy tiêm vaccine của shipper.
"Mấy ngày trước giao hàng trong quận, tôi giao được khoảng 15 đơn hàng mỗi ngày. Nay được giao liên quận, chỉ trong hai giờ buổi sáng tôi đã hoàn thành 6 đơn hàng", anh Nguyễn Hoàng Huynh nói.
Phần lớn các cửa hàng vẫn chưa mở cửa trong ngày đầu TP HCM điều chỉnh một số hoạt động. Trên đường Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức), hàng loạt dãy nhà kinh doanh hai bên đường đều đóng kín cửa.
Phần lớn các cửa hàng vẫn chưa mở cửa trong ngày đầu TP HCM điều chỉnh một số hoạt động. Trên đường Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức), hàng loạt dãy nhà kinh doanh hai bên đường đều đóng kín cửa.
Trong cuộc họp báo tối 15/9, lãnh đạo thành phố cho biết, người dân quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ được đi chợ mỗi tuần một lần. Trong ngày đầu, một số chợ truyền thống ở quận 7 như Tân Mỹ, Tân Quy, Phú Thuận... vẫn tạm đóng cửa.
TP HCM sẽ tiếp tục giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch trên toàn địa bàn theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/9 đến ngày 30/9. Trước đó, từ ngày 9/7 chính quyền yêu cầu nhiều dịch vụ kinh doanh phải dừng hoạt động, kể cả các dịch vụ ăn uống bán mang đi để bảo đảm phòng dịch.
Đến ngày 7/9, thành phố cho hoạt động dịch vụ kinh doanh ăn uống nhưng chỉ bán hàng trực tuyến thông qua shipper; các cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, dụng cụ học tập. Tất cả dịch vụ trên mở cửa thời gian ít hơn so với lúc này, từ 6h đến18h.
Trong cuộc họp báo tối 15/9, lãnh đạo thành phố cho biết, người dân quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ được đi chợ mỗi tuần một lần. Trong ngày đầu, một số chợ truyền thống ở quận 7 như Tân Mỹ, Tân Quy, Phú Thuận... vẫn tạm đóng cửa.
TP HCM sẽ tiếp tục giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch trên toàn địa bàn theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/9 đến ngày 30/9. Trước đó, từ ngày 9/7 chính quyền yêu cầu nhiều dịch vụ kinh doanh phải dừng hoạt động, kể cả các dịch vụ ăn uống bán mang đi để bảo đảm phòng dịch.
Đến ngày 7/9, thành phố cho hoạt động dịch vụ kinh doanh ăn uống nhưng chỉ bán hàng trực tuyến thông qua shipper; các cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, dụng cụ học tập. Tất cả dịch vụ trên mở cửa thời gian ít hơn so với lúc này, từ 6h đến18h.
Ngày đầu shipper hoạt động liên quân. Video: Điệp Nguyễn - Công Khang
Quỳnh Trần - Đình Văn