Phà Vàm Cống chạy trên sông Hậu, nối huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và TP Long Xuyên (An Giang), được xây từ thời Pháp thuộc cách đây hơn 100 năm.
Từ 4 phà nhỏ đến lúc ngừng hoạt động bến có 10 phà trọng tải 100-200 tấn, 167 cán bộ, nhân viên. Bình quân mỗi ngày phà vận chuyển 5.500 ôtô và 12.000 xe máy qua lại trên nhánh chính dòng Mekong. Phà ngừn chạy từ 30/6/2019 khi cầu cùng tên khánh thành.
Phà Vàm Cống chạy trên sông Hậu, nối huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và TP Long Xuyên (An Giang), được xây từ thời Pháp thuộc cách đây hơn 100 năm.
Từ 4 phà nhỏ đến lúc ngừng hoạt động bến có 10 phà trọng tải 100-200 tấn, 167 cán bộ, nhân viên. Bình quân mỗi ngày phà vận chuyển 5.500 ôtô và 12.000 xe máy qua lại trên nhánh chính dòng Mekong. Phà ngừn chạy từ 30/6/2019 khi cầu cùng tên khánh thành.
Sau khi chạy lại, giá vé qua phà dành cho xe máy là 6.000 đồng mỗi lượt; ôtô dưới 7 chỗ, xe tải dưới 3 tấn là 25.000 đồng mỗi lượt; còn xe khách 16-30 ghế, ôtô tải 5-7 tấn giá vé 60.000 đồng mỗi lượt.
Sau khi chạy lại, giá vé qua phà dành cho xe máy là 6.000 đồng mỗi lượt; ôtô dưới 7 chỗ, xe tải dưới 3 tấn là 25.000 đồng mỗi lượt; còn xe khách 16-30 ghế, ôtô tải 5-7 tấn giá vé 60.000 đồng mỗi lượt.
Anh Trần Thái Ngọc, 37 tuổi, nhân viên ở nhà phà, cho biết trước đây đã có 14 năm làm việc tại bến. Bốn năm trước, anh phải dừng việc khi phà ngưng hoạt động.
Nhà chỉ cách phà 500 m, anh dành nhiều tình cảm với bến phà trăm tuổi, vẫn thường ghé thăm nơi làm việc cũ. Được tin phà sắp hồi sinh, anh xin trở lại công việc lúc trước.
Anh Trần Thái Ngọc, 37 tuổi, nhân viên ở nhà phà, cho biết trước đây đã có 14 năm làm việc tại bến. Bốn năm trước, anh phải dừng việc khi phà ngưng hoạt động.
Nhà chỉ cách phà 500 m, anh dành nhiều tình cảm với bến phà trăm tuổi, vẫn thường ghé thăm nơi làm việc cũ. Được tin phà sắp hồi sinh, anh xin trở lại công việc lúc trước.
Gia đình hành khách chụp ảnh kỷ niệm trên chuyến phà Vàm Cống hoạt động lại.
Hành khách Trần Minh Hải kể chiều 30/6/2019 anh đi trên chuyến cuối cùng trước khi phà dừng hoạt động. Nay nghe phà chạy lại, anh tranh thủ đi chuyến đầu tiên.
Nhà ở Lấp Vò trong khi làm việc ở Long Xuyên, nam công nhân ngày nào cũng đi hai chuyến phà. Theo anh, cầu Vàm Cống tuy thuận tiện nhưng người dân gần bến vẫn mong phà chạy lại vì tiết kiệm chi phí hơn.
"Đi đường vòng tốn nửa lít xăng cùng 30 phút di chuyển, trong khi đi phà chỉ tốn 6.000 đồng và khoẻ hơn", anh Hải chia sẻ.
Hành khách Trần Minh Hải kể chiều 30/6/2019 anh đi trên chuyến cuối cùng trước khi phà dừng hoạt động. Nay nghe phà chạy lại, anh tranh thủ đi chuyến đầu tiên.
Nhà ở Lấp Vò trong khi làm việc ở Long Xuyên, nam công nhân ngày nào cũng đi hai chuyến phà. Theo anh, cầu Vàm Cống tuy thuận tiện nhưng người dân gần bến vẫn mong phà chạy lại vì tiết kiệm chi phí hơn.
"Đi đường vòng tốn nửa lít xăng cùng 30 phút di chuyển, trong khi đi phà chỉ tốn 6.000 đồng và khoẻ hơn", anh Hải chia sẻ.
Tài công Nguyễn Thành Trung lái chuyến phà đầu tiên. Ông kể, khi phà dừng hoạt động, một số nhân viên nghỉ, những người còn lại được điều sang bến phà khác. "Nay được làm việc cùng nhau, chúng tôi vui lắm", ông Trung chia sẻ.
Tài công Nguyễn Thành Trung lái chuyến phà đầu tiên. Ông kể, khi phà dừng hoạt động, một số nhân viên nghỉ, những người còn lại được điều sang bến phà khác. "Nay được làm việc cùng nhau, chúng tôi vui lắm", ông Trung chia sẻ.
Ngày đầu tiên chạy lại, có hai phà 40 tấn và 100 tấn hoạt động với khoảng 10 nhân viên mỗi bến.
Chuyến phà đầu tiên từ Đồng Tháp sang An Giang diễn ra lúc 7h. Phà chạy liên tục đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chuyến phà đầu tiên từ Đồng Tháp sang An Giang diễn ra lúc 7h. Phà chạy liên tục đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Ông Lê Quang Trung (hàng đầu), một trong những vị khách đầu tiên mua vé qua phà Vàm Cống. Ông kể sáng sớm đã rủ vợ đi chuyến phà nhiều kỷ niệm với gia đình.
"Đường bộ tuy phát triển và thuận tiện nhưng với tôi đi phà vẫn mang lại nhiều cảm xúc, là nét đặc trưng của vùng sông nước", ông chia sẻ.
Ông Lê Quang Trung (hàng đầu), một trong những vị khách đầu tiên mua vé qua phà Vàm Cống. Ông kể sáng sớm đã rủ vợ đi chuyến phà nhiều kỷ niệm với gia đình.
"Đường bộ tuy phát triển và thuận tiện nhưng với tôi đi phà vẫn mang lại nhiều cảm xúc, là nét đặc trưng của vùng sông nước", ông chia sẻ.
Ông Minh (áo xanh) và ông The, quản lý hai bến phà của hai tỉnh bắt tay nhau sau chuyến phà đầu tiên.
Ông Minh (áo xanh) và ông The, quản lý hai bến phà của hai tỉnh bắt tay nhau sau chuyến phà đầu tiên.
Phà chạy lại từ sự thống nhất giữa hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp khi nhận được nhiều đề nghị của người dân gần bến. Hai tỉnh tận dụng cơ sở vật chất cũ, luân chuyển nhân viên, phương tiện từ các bến trong tỉnh để mở lại bến phà.
"Tuỳ nhu cầu thực tế chúng tôi sẽ bố trí phương tiện, nhân viên để đảm bảo an toàn, hiệu quả, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Tháp cho biết.
Phà chạy lại từ sự thống nhất giữa hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp khi nhận được nhiều đề nghị của người dân gần bến. Hai tỉnh tận dụng cơ sở vật chất cũ, luân chuyển nhân viên, phương tiện từ các bến trong tỉnh để mở lại bến phà.
"Tuỳ nhu cầu thực tế chúng tôi sẽ bố trí phương tiện, nhân viên để đảm bảo an toàn, hiệu quả, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Tháp cho biết.
Phà Vàm Cống ngày đầu hoạt động. Video: Ngọc Tài
Ngọc Tài