Thứ bảy, 16/12/2023, 08:00 (GMT+7)

Doanh nhân dẫn lại báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Statista (Đức) hồi tháng 7, ngành làm đẹp, chăm sóc cá nhân Việt Nam năm 2023 dự kiến đạt 2,36 tỷ USD (hơn 55.000 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2023-2027 ước tính 3,32%.

"Sau Covid-19, cả phái nữ lẫn nam giới đều đầu tư sức khỏe, diện mạo và đề cao nhu cầu này như ăn, ngủ, nghỉ. Tôi chứng kiến rất nhiều nam doanh nhân đầu tư vẻ ngoài vì quan niệm hình ảnh bản thân có thể tác động đến cách nhìn, lối nghĩ của đối tác, khách hàng với doanh nghiệp của mình", bà Hằng cho hay.

Tư duy làm đẹp dần thay đổi theo thời gian. Thay vì nâng ngực lớn, mũi cao vượt, cằm nhọn hay môi quá dày, nhiều người thích xu hướng tự nhiên, không lộ liễu, đẹp tinh tế mà vẫn duy trì cấu trúc gương mặt. Đa số nói chỉnh sửa để tự tin hơn, nhưng không muốn hoàn toàn xa lạ, khác biệt trong mắt người khác.

Yếu tố an toàn cũng được mọi người đề cao. Họ cho rằng chỉnh sửa nhan sắc không giống mua mớ rau ngoài chợ, hôm nay mua phải bó héo, mai có thể sửa bằng cách đặt bó khác.

"Với chỉnh mũi, ngực, mắt..., nếu hỏng ngay từ đầu, dù sửa lại 10 lần, nét đẹp ấy cũng rất gượng gạo. Đây cũng điểm yếu lớn nhất của thị trường trong nước: tập trung vào làm giá rẻ mà quên mất điều quan trọng: mang đến vẻ đẹp tự nhiên", doanh nhân phân tích.

Cụ thể, đơn vị sản xuất mỹ phẩm lẫn thẩm mỹ viện, spa, bệnh viện thẩm mỹ, viện chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp... có cơ hội mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ, triển vọng tăng doanh thu, lợi nhuận đạt đỉnh. Tuy nhiên, họ phải đối mặt loạt vấn đề. Nhiều thương hiệu nổi lên, đồng nghĩa cạnh tranh càng khốc liệt. Họ cần nghĩ ra chiến lược marketing mới, sao cho hiệu quả hơn cách quảng bá truyền thống, truyền miệng.

Trong bối cảnh không ít khách phàn nàn thực trạng đơn vị làm đẹp câu kéo bằng chiêu trò, nói khống, quảng cáo sai thực tế..., doanh nghiệp phải giải bài toán về lòng tin, sự trung thực. Chất lượng dịch vụ, sản phẩm, quy trình đào tạo nhân sự ngành này lẫn hệ thống trang thiết bị... cũng bị đặt dấu hỏi lớn: liệu có thể đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, khắt khe?

Đội ngũ y, bác sĩ trực tiếp thực hiện dịch vụ cũng là mối quan tâm hàng đầu của người muốn cải thiện diện mạo. Theo bà Thanh Hằng, thực tế, muốn kết quả tốt nhất, doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng phải liên tục nghiên cứu thị trường, thị hiếu người dùng để sáng tạo giải pháp mới. Họ cần đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu quý hiếm và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.

Tương tự, các thẩm mỹ viện, bệnh viện thẩm mỹ cũng phải chi bộn tiền cho cơ sở vật chất, công nghệ Âu - Mỹ, mỹ phẩm chất lượng, thậm chí mời y, bác sĩ từ nước ngoài và loạt danh mục không tên khác. Bà Hằng lý giải khách hàng, nhất là giới thượng lưu, sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng ra nước ngoài làm đẹp. Đơn vị trong nước phải có gì đó thật đặc biệt mới có thể thu hút, khiến họ chuyển hướng.

"Không ai bỏ ra số tiền lớn để nhận về kết quả thậm tệ, thậm chí tiền mất, tật mang. Mở một cơ sở khá đơn giản, nhưng khiến nó thành trung tâm làm đẹp lớn, đáng tin cậy mới khó. Rất ít doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh sòng phẳng với thương hiệu nước ngoài nhượng quyền hoặc đặt chi nhánh ở Việt Nam. Phải đầu tư thế nào, phát triển bền vững ra sao để đạt quy mô ấy là bài toán nan giải", bà nói thêm.

Bà quan niệm "ngành làm đẹp không thể nói dối, vì làm không đẹp sẽ không ai tin, khách bỏ đi ngay". Thay vì đẩy mạnh marketing online như doanh nghiệp khác, thương hiệu này duy trì hình thức truyền miệng, tức khách đến trải nghiệm dịch vụ, thấy hài lòng sẽ giới thiệu bạn bè, người thân, đối tác.

"Khi trao giá trị thực, khách sẽ đồng hành mình trong mọi hoàn cảnh. Chúng tôi chắt chiu từng cá nhân để họ tiếp tục truyền miệng. Đến nay, cách thức này đến nay vẫn hiệu quả", bà nói.

Hiện Thanh Hằng Beauty Medi có hai chi nhánh gồm: một cao ốc gần 3.000 m2 tại Hà Nội và tòa nhà 6 tầng ngay trung tâm quận 1, TP HCM, diện tích 2.000 m2. Trong đó, cơ sở Hà Nội chuyển đến 36 Tuệ Tĩnh đầu năm nay, tổng số vốn mua đất, xây mới và cơ sở vật chất mới nhất lên đến 300 tỷ đồng. Bà mời kiến trúc sư nổi tiếng Thái Lan - quốc gia nổi tiếng về làm đẹp, thẩm mỹ, hiểu cách vận hành một phòng khám - thiết kế không gian, chú trọng phong cách thời thượng, khác biệt.

Đổi mới theo dòng chảy thị trường là chủ trương của nữ doanh nhân. Đơn vị liên tục cải tiến công nghệ, đầu tư kỹ thuật, nâng cấp trang thiết bị. Một năm, bà Hằng ra nước ngoài vài lần để trải nghiệm dịch vụ mới, tìm hiểu và đưa về thị trường Việt.

Tương tự, chị cũng sử dụng mỹ phẩm hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe rồi mới áp dụng cho khách. Doanh nhân nhấn mạnh: "Tôi không nhập sản phẩm tạm bợ, kém chất lượng, mà tuyển chọn 100% thiên nhiên, không chứa chì, đa số chiết xuất từ tế bào gốc, nhụy hoa nghệ tây, vàng, kim cương...".

Nhà sáng lập Beauty Medi cũng tuyển chọn cộng sự trong số hàng nghìn người. "90% đội ngũ nước ngoài là tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ có 30 năm kinh nghiệm tại Mỹ, Hàn". Với đối tác hay bác sĩ, bà yêu cầu họ phải chung chí hướng: có tâm, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, không vì lợi nhuận và tư vấn sai cho khách, mang đến giá trị thực.

Theo bà Hằng, bác sĩ giỏi và sản phẩm tốt, giá chắc chắn không rẻ. Do đó, bà hướng đến tệp khách cao cấp - nhóm thông minh, hiểu biết, có địa vị, có điều kiện, tìm hiểu kỹ ngành này, muốn an toàn và không ham rẻ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nhập khẩu nhiều dịch vụ, sản phẩm phù hợp với nhóm khách đang dần trẻ hóa - từ 25 trở lên, trong đó độc quyền công nghệ nâng cơ, căng bóng da Mini Thermage (Nhật Bản).

"Đó là giai đoạn khủng hoảng, đen tối nhất trong sự nghiệp kinh doanh của tôi. Tôi mất 70% tài sản tích lũy suốt hơn ba thập niên".

Năm 2019, đơn vị đạt doanh thu 127,3 đồng, nhưng năm 2020-2021 chạm đáy lần lượt 51,48 và 31,6 tỷ đồng. Mức giảm kỷ lục này do 80% tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ đang hợp tác ở Mỹ, Hàn không thể về Việt Nam vì kẹt dịch.

"35 năm kinh doanh, tôi chưa từng thất bại, mọi con đường như được vạch sẵn, có kế hoạch nên suôn sẻ, kể cả 2010 - năm kinh tế khó khăn, cũng không ảnh hưởng đến ngành làm đẹp vì khách của tôi rất có tiền. Covid-19 xảy đến không báo trước, là sự kiện bất khả kháng, không thể xử lý. Chúng tôi phải chấp nhận bối cảnh, trân quý từng khách và dành thời gian nghỉ dài hạn nghiên cứu hướng đi mới, tận dụng mọi cơ hội chuyển mình", bà tiết lộ.

Dù khó khăn, doanh nhân cho biết vẫn trả lương đầy đủ cho nhân viên thời dịch, không để người đã đồng hành mình nhiều năm phải nghỉ việc.

Năm ngoái, ngành làm đẹp dần phục hồi, Thanh Hằng Beauty Medi khôi phục mức doanh thu 115,39 tỷ đồng, dù chưa bằng 2019 nhưng vẫn khả quan. Năm nay, từ khi chuyển về trụ sở mới ở Tuệ Tĩnh, tình hình kinh doanh khởi sắc hơn.

Năm 2024 và chặng đường sắp tới, Thanh Hằng Beauty Medi chủ trương đầu tư dịch vụ cải thiện sức khỏe, chống lão hóa từ bên trong. "Chúng tôi xây dựng các gói liệu trình phòng, ngừa bệnh tật dựa trên độ tuổi, giới tính, ngành nghề, thói quen sinh hoạt. Đồng thời vạch sẵn giải pháp, tư vấn cho từng người, giúp họ thay đổi lối sống, khỏe và trẻ hơn tuổi sinh học", bà nói thêm.

Nội dung: Hiếu Châu - Thiết kế: Hằng Trịnh