Ngân hàng có nhiều hình thức cấp tín dụng, từ cho vay trước và sau khi giao hàng đến chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh, bao thanh toán. Đơn vị chấp nhận đa dạng tài sản bảo đảm, phù hợp đặc thù kinh doanh của ngành như: bất động sản, máy móc thiết bị, hàng hóa hay quyền đòi nợ với tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm ưu đãi. Thời hạn và số tiền cho vay phù hợp nhu cầu khách hàng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ...
Đại diện ngân hàng cho biết, cuối tháng 10 năm nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam neo ngưỡng xấp xỉ 700 USD/tấn. Thị trường gạo dự báo tiếp tục sẽ có nhiều diễn biến trong thời gian tới do các nước đang tăng cường thu mua, tích trữ gạo thời điểm cuối năm.
Cũng theo nhà băng, giá gạo xuất khẩu liên tục lập kỷ lục đã kéo giá gạo ở thị trường nội địa tăng lên từng ngày. Tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long - nơi tập trung hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, thu mua lúa gạo ngày một tăng. Không dừng lại ở nhu cầu vốn lưu động để chi trả cho các nhà cung ứng trong nước, các doanh nghiệp còn cần nguồn lực tài chính đủ mạnh để đầu tư dây chuyền chế biến sâu hay thực hiện các hợp đồng xuất khẩu quy mô lớn. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, chỉ đạo về nắn dòng vốn tín dụng chảy vào các hoạt động sản xuất ưu tiên nói chung và ngành lúa gạo nói riêng.
Minh Huy