Cánh đồng năn rộng 10 ha ở huyện Tháp Mười. Năn không cần chăm sóc, sinh trưởng mạnh ở những cánh đồng có độ pH thấp. Người dân góp tiền thuê lại những thửa ruộng có năn mọc tự nhiên, cắt bán dần. Trung bình 4 tháng, năn mọc dài 1,2 m, họ sẽ thu hoạch một lần.
Cánh đồng năn rộng 10 ha ở huyện Tháp Mười. Năn không cần chăm sóc, sinh trưởng mạnh ở những cánh đồng có độ pH thấp. Người dân góp tiền thuê lại những thửa ruộng có năn mọc tự nhiên, cắt bán dần. Trung bình 4 tháng, năn mọc dài 1,2 m, họ sẽ thu hoạch một lần.
Anh Nguyễn Văn Đen cho biết năn dùng để phủ lên ruộng củ kiệu mới trồng ngăn cỏ dại. Hết vụ, năn mục thành phân hữu cơ tốt cho đất. Nhận thấy công dụng của loại cỏ thiên nhiên, nhóm của anh tìm mua những thửa ruộng có năn tự nhiên rồi cùng nhau thu hoạch.
"Chúng tôi đến ruộng khi mặt trời chưa mọc, làm khoảng 8 tiếng thì về. Trừ chi phí mỗi ngày cũng kiếm được 200.000-300.000 đồng", anh Đen nói.
Anh Nguyễn Văn Đen cho biết năn dùng để phủ lên ruộng củ kiệu mới trồng ngăn cỏ dại. Hết vụ, năn mục thành phân hữu cơ tốt cho đất. Nhận thấy công dụng của loại cỏ thiên nhiên, nhóm của anh tìm mua những thửa ruộng có năn tự nhiên rồi cùng nhau thu hoạch.
"Chúng tôi đến ruộng khi mặt trời chưa mọc, làm khoảng 8 tiếng thì về. Trừ chi phí mỗi ngày cũng kiếm được 200.000-300.000 đồng", anh Đen nói.
Năn cắt xong xếp gọn gàng thành từng cụm. Cắt năn dưới nước, người làm nghề phải vừa nhanh vừa khéo léo, tóm gọn chúng trong bàn tay.
Trang bị lao động của nhóm thu hoạch năn gồm: bao tay, quần áo dài, giày và nón. Công việc không quá mất sức, song phải ngâm nước nhiều giờ. Những người mới vào nghề có thể bị cảm hoặc lạnh run không thể làm tiếp.
Năn cắt xong xếp gọn gàng thành từng cụm. Cắt năn dưới nước, người làm nghề phải vừa nhanh vừa khéo léo, tóm gọn chúng trong bàn tay.
Trang bị lao động của nhóm thu hoạch năn gồm: bao tay, quần áo dài, giày và nón. Công việc không quá mất sức, song phải ngâm nước nhiều giờ. Những người mới vào nghề có thể bị cảm hoặc lạnh run không thể làm tiếp.
Vào mùa nước, ruộng năn ngập sâu khoảng một m, lao động phải khom người, dùng lưỡi hái cắt sát gốc. Nước có khi ngập đến cằm.
Sang mùa khô, nước rút cạn, mặt ruộng khô cứng. Xe máy có thể vào tận ruộng để chở năn ra đường lớn.
Vào mùa nước, ruộng năn ngập sâu khoảng một m, lao động phải khom người, dùng lưỡi hái cắt sát gốc. Nước có khi ngập đến cằm.
Sang mùa khô, nước rút cạn, mặt ruộng khô cứng. Xe máy có thể vào tận ruộng để chở năn ra đường lớn.
Sau một buổi cắt năn, nhóm nông dân sẽ chia nhau buộc năn lại thành từng bó, vừa một người ôm.
Làm nghề cắt năn nhiều năm, anh Nguyễn Mai Tài cho biết đã quen với cái lạnh và dầm mình nhiều giờ. "Ngoài việc bị lạnh, tay chân có thể bị cắt trúng, chảy máu hoặc căng cơ, uể oải vào buổi tối", anh nói.
Sau một buổi cắt năn, nhóm nông dân sẽ chia nhau buộc năn lại thành từng bó, vừa một người ôm.
Làm nghề cắt năn nhiều năm, anh Nguyễn Mai Tài cho biết đã quen với cái lạnh và dầm mình nhiều giờ. "Ngoài việc bị lạnh, tay chân có thể bị cắt trúng, chảy máu hoặc căng cơ, uể oải vào buổi tối", anh nói.
Từng bó năn được quăng lên xuồng "dã chiến". Phương tiện di chuyển làm từ mủ, cột lại 4 gốc để nổi trên mặt nước. “Mủ nhẹ, dễ mang theo, chứ mang theo xuồng để chở sẽ rất vất vả”, chị Phạm Thị Thiểu, một người trong nhóm lao động cho biết.
Từng bó năn được quăng lên xuồng "dã chiến". Phương tiện di chuyển làm từ mủ, cột lại 4 gốc để nổi trên mặt nước. “Mủ nhẹ, dễ mang theo, chứ mang theo xuồng để chở sẽ rất vất vả”, chị Phạm Thị Thiểu, một người trong nhóm lao động cho biết.
Giữa trưa, nhóm lao động nghỉ tay dùng cơm mang theo. Sau nhiều giờ ngâm dưới nước, tay của bà Nguyễn Thị Lượm đã nhăn nhúm, chuyển sang màu trắng.
"Vợ chồng tôi và hai đứa con đều làm nghề này để sống. Nhà không có đất thêm lớn tuổi các công ty không nhận. Cắt năn cực nhưng có công việc là mừng rồi", bà Lượm chia sẻ.
Giữa trưa, nhóm lao động nghỉ tay dùng cơm mang theo. Sau nhiều giờ ngâm dưới nước, tay của bà Nguyễn Thị Lượm đã nhăn nhúm, chuyển sang màu trắng.
"Vợ chồng tôi và hai đứa con đều làm nghề này để sống. Nhà không có đất thêm lớn tuổi các công ty không nhận. Cắt năn cực nhưng có công việc là mừng rồi", bà Lượm chia sẻ.
Thu gom xong những bó năn đã cắt, nhóm lao động buộc các tấm mủ lại với nhau và kéo vào bờ. Năn được chất ven đường, chờ xe tải đến chở đi giao cho người mua.
Thu gom xong những bó năn đã cắt, nhóm lao động buộc các tấm mủ lại với nhau và kéo vào bờ. Năn được chất ven đường, chờ xe tải đến chở đi giao cho người mua.
Sau hai ngày cắt, nhóm anh Đen kéo năn ra gần đường. Số năn này nặng khoảng 20 tấn, dùng hai xe tải chở mới hết.
Sau hai ngày cắt, nhóm anh Đen kéo năn ra gần đường. Số năn này nặng khoảng 20 tấn, dùng hai xe tải chở mới hết.
Năn được đưa lên xe tải, chở đến vùng trồng kiệu huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp bán cho chủ ruộng.
Chủ ruộng kiệu phủ năn lên mặt ruộng đã gieo cây giống. Mỗi công kiệu dùng năn để phủ có giá 6-6,5 triệu đồng, mang lại hiệu quả cao hơn các chất phủ khác như rơm hoặc bạt.
Chủ ruộng kiệu phủ năn lên mặt ruộng đã gieo cây giống. Mỗi công kiệu dùng năn để phủ có giá 6-6,5 triệu đồng, mang lại hiệu quả cao hơn các chất phủ khác như rơm hoặc bạt.
Cảnh thu hoạch năn. Video: Trần Thanh
Trần Thanh