Nga Sơn có 8 xã chuyên làm cói với diện tích khoảng 1.400 ha, lớn nhất cả nước, tập trung ở các xã Nga Liên, Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Thuỷ. |
Cói mỗi năm có hai vụ chính là vụ chiêm và vụ mùa. Làm cói tốn nhiều thời gian, thường với 5 nhân lực phải mất ít nhất 4 ngày mới làm xong một sào cói, vì thế ngay từ sáng sớm nhiều hộ dân ở Nga Sơn đã ra đồng cắt cói. |
Sau khi cắt, cói được rũ mạnh để làm bong lớp cói ngắn và chết khô. Thường thì việc cắt và rũ như thế này do đàn ông đảm nhận. Tuy nhiên, những năm gần đây, thanh niên vào Nam làm ăn nên phụ nữ cũng phải rũ cói. |
Cói sau khi cắt được bó gọn gàng thành từng đóm. |
Ở Nga Sơn cói thường được phân làm ba loại: cói dài, cói 1,55 mét và cói ngắn để phục vụ cho việc sản xuất chiếu và các sản phẩm mỹ nghệ. Để cho chính xác, cói được đo và dùng liềm xén cho bằng gốc, bằng ngọn. |
Chở cói về gần nhà để chẻ, phơi. |
Chẻ cói là công việc chủ yếu của phụ nữ vì đòi hỏi sự khéo léo. Mỗi máy chẻ thủ công gồm 2 người ngồi hai đầu và phải kéo cói cho thẳng, tránh để cói mấp gốc hoặc ngọn. Trước khi chẻ, cói được nhặt bông cho sạch. |
Cói được phơi thẳng hàng. Nếu gặp mưa thì cói phải phơi tới cả tuàn trời mới khô và bị xuống màu, mất giá. Sau đó cói được hót và bó gọn gàng thành từng bó nhỏ. |
Mấy năm nay cói Nga Sơn được giá, nhiều thương lái đến tận bãi phơi để mua cói. Cói dài giá từ 10.000 đến 12.000 đồng/kg. Cói tốt có thể cho năng suất 4-5 tạ/sào 500 m2. |
Sau khi cắt, người dân cào hết lớp rác để lộ phần gốc cói và tiếp tục chăm bón cho vụ mùa. Nhiều em nhỏ mới được nghỉ hè cũng phụ giúp gia đình. |
Văn Nguyễn