Chương trình Mặt Trăng của Nga gồm ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu (2016-2015), Nga sẽ đưa robot và thiết bị tự hành lên Mặt Trăng. Nhiệm vụ nghiên cứu của giai đoạn này là tiến hành các kiểm tra tính chất vật lý và hóa học của tầng phong hóa và nguồn nước, nhằm tìm kiếm các vị trí có nguồn tài nguyên phục vụ cho mục tiêu xây dựng căn cứ.
Nhiều tài liệu thám hiểm Mặt trăng trước đây của Liên Xô và Mỹ từng cho thấy Mặt trăng chứa nhôm, sắt, titan và nhiều khoáng sản hữu ích khác. Các nhà khoa học Nga cho rằng nguồn tài nguyên khai thác trên Mặt trăng có giá trị lớn khi sử dụng trên Trái Đất.
Giai đoạn thứ hai kéo dài từ năm 2029-2030, thực hiện nhiệm vụ đưa người lên quỹ đạo Mặt Trăng. Trong giai đoạn thứ ba, được thực hiện trong 10 năm sau đó, Nga sẽ đưa các đoàn thám hiểm lên Mặt Trăng để lựa chọn khu vực khảo sát và thiết lập căn cứ có người ở. Theo kế hoạch, nhóm chuyên gia cũng sẽ xây dựng đài quan sát không gian và quan sát Trái Đất trên Mặt Trăng.
"Mặt Trăng là đối tượng không gian được nghiên cứu để khai hoang trong tương lai, sau nền văn minh Trái Đất. Trong thế kỷ 21, cuộc cạnh tranh khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên của Mặt Trăng có thể sẽ diễn ra", báo Izvestia trích dẫn dự thảo cho hay. Vì vậy, dự án này đang được Nga nhanh chóng thực hiện.
Theo RT, căn cứu đầu tiên dự kiến sẽ được xây dựng ở vùng lân cận các cực của Mặt Trăng, vì khu vực này nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời.
Dự thảo kế hoạch được thực hiện với sự phối hợp của Viện Hàn lâm khoa học Nga, Cơ quan vũ trụ liên bang Roscosmos, Đại học Quốc gia Moscow và ác viện nghiên cứu không gian khác của Nga.
Linh Anh