"Chúng tôi sẽ dỡ các lớp vỏ của các ống phóng tên lửa trên tàu ngầm và hàn chúng lại, khiến các vũ khí tên lửa không thể sử dụng được nữa", hãng Tass hôm qua dẫn lại tin từ cơ quan phụ trách báo chí của xưởng đóng tàu Zvezdochka ở thành phố phía bắc Severodvinsk cho hay.
Theo số liệu của cơ qua hạt nhân Nga Rosatom, việc tháo dỡ tên lửa khỏi tàu ngầm ước tính có chi phí lên tới 28 triệu rúp, tương đương 400.000 USD. Đây là hoạt động thực hiện thỏa thuận New Start giữa Nga và Mỹ.
Tuy nhiên đại diện xưởng đóng tàu cho biết thêm việc tháo dỡ thân tàu ngầm chưa đề cập tới, việc bỏ thầu của quy trình này chưa được tuyên bố.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Arkhangelsk TK-17 sử dụng năng lượng hạt nhân được thiết kế năm 1987 theo Dự án Cá mập 941 (Project 941 ‘Shark’), hay còn gọi là Typhoon, theo sự phân loại của Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây dương (NATO). Dự án này nhằm trang bị cho Hải quân Xô Viết các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, dẫn tới việc đóng lớp tàu ngầm lớn nhất. Năng lực của tàu đủ lớn để thủy thủ đoàn lên đến 179 người làm việc khi tàu hoạt động liên tục nhiều tháng. Tàu cũng dự trữ kho vũ khí 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Ba trong số 6 chiếc tàu ngầm lớp Typhoon được đóng trong những năm 1980 đã được tháo dỡ các vũ khí tại xưởng đóng tàu ở Severodvinsk. Trong ba chiếc còn lại, Arkhangelsk và Severstal được lên kế hoạch tháo dỡ tương tự. Chiếc Dmitri Donskoi đã được hiện đại hóa và đang được trang bị để thử nghiệm hệ thống tên lửa mới nhất Bulava.
Hiệp ước New Start về các biện pháp về giảm và hạn chế các vũ khí phòng vệ chiến lược, được đưa ra nhằm giảm kho dự trữ hạt nhân của Mỹ và Nga, có hiệu lực từ năm 2011. Tài liệu này thay thế thỏa thuận năm 1991 về việc giảm mức tối đa số lượng các đầu đạn và các hệ thống phân phối đã được triển khai.
Khánh Lynh