Hơn nữa, giá xăng tăng thế này sẽ buộc người dân phải tiết kiệm chi tiêu. Không nên đổ lỗi cho dân và không nên tìm cách hạn chế đi lại bằng sáng kiến như vậy.
Còn nếu quyết tâm thu tiền để tăng ngân sách thì nên tìm 1 cách công bằng hơn, đó là đánh vào giá xăng, đảm bảo được nguyên tắc: anh xài nhiều thì đóng nhiều, xài ít đóng ít.
Người gửi: Hoang Van Thong,
Tôi dám chắc có thu phí cao hơn nữa thì số đầu xe xơ giới sẽ vẫn tăng, nhu cầu đi lại cấp thiết xe vẫn phải ra đường và tình trạng kẹt xe sẽ vẫn xảy ra. Một điều nữa tình trạng kẹt xe chủ yếu xẩy ra ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn, so với các tỉnh thành trong cả nước chỉ là thiểu số, vậy tại sao lại căn cứ thực trạng của thiểu số để áp dụng chính sách chung? Không có phương án nào công bằng tuyệt đối cả nên nếu cần thu phí tôi đồng tình thu qua giá xăng.
Người gửi: Dương Quốc Phong,
Tôi không đồng ý về việc đánh vào giá xăng, nếu như tính vào giá xăng thì có giảm được phương tiện không? Còn nhớ lúc xăng tăng 19.000 đồng/lít thì mọi người vẫn đi xe vì xe là phương tiện đi lại rất cần thiết cho con người.
Thành phố chúng ta đã bị thất bại về phương án rất nhiều mà chẳng thu được gì, cũng như việc chỉ cho 1 người đứng tên xe gắn máy cũng bị thất bại. Theo tôi chỉ còn cách làm đường rộng ra thì mới có thể giảm kẹt xe thôi. Còn phương án tính phí lưu hành xe thực chất là bắt buộc người nghèo cỡ nào cũng phải đóng phí để xe được lưu thông ví dụ như xe ôm... Do vậy cũng không hạn chế được số lượng xe gắn máy lưu hành.
Người gửi: Do Mai,
Tôi thấy ý kiến đó dở chả kém gì việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông. Xăng dầu là nhiên liệu, nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nó. Và nó lại là một hàng hoá, nghĩa là giá cả của nó phải do thị trường quyết định. Nếu để giải quyết bài toán giao thông mà đề xuất tăng giá xăng, hay thu phí lưu hành phương tiện giao thông, thì thực chất chỉ là thông báo công khai cho mọi người dân thấy sự bất lực trước vấn đề giao thông.
Vẫn biết, giao thông là vấn đề hết sức khó khăn, và không phải của riêng một cá nhân nào cả. Việc tìm ra phương hướng giải quyết không phải đơn giản. Thế mới đòi hỏi trí tuệ của những người hoạch định, của những kỹ sư... Không phải cứ thấy khó là cấm, như vậy thì vĩnh viễn không thể gảii quyết được vấn đề, mà chỉ làm chậm lại sự phát triển của xã hội mà thôi.
Phải nhìn nhận khách quan, và chân thực những gì đang diễn ra là đất nước ta đang phát triển với tốc độ tương đối nhanh, về mọi mặt. Và một thực tế trong việc triển khai các chính sách hiện nay vẫn đang đi sau sự phát triển đó, vì vậy, nhiều vấn đề chưa được gải quyết đúng và hiệu quả là điều đương nhiên.
Tôi hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều ý kiến hay hơn nữa để đóng góp vào việc giải quyết bài toán giao thông, không phải là tăng giá xăng, cũng không phải là thu phí đường bộ, vì những phương án đó chỉ là tạm thời, và không thể có được sự đồng thuận, sẽ rất có mang lại hiệu qủa.
Có ai dám chắc việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông đường bộ sẽ không có kẽ hở để có kẻ lợi dụng, thu lợi cho các nhân, mà bài toán giao thông thì vẫn nằm im, không có đáp án?
Người gửi: cavalry man,
Tôi cũng không đồng ý với việc tăng giá xăng nhằm tăng ngân sách và giảm ách tắc giao thông. Như đã nói, thì chúng chẳng liên quan tới nhau chút nào. Tăng giá xăng thì làm giàu cho doanh nghiệp bán xăng, càng không thể giảm tắc đường bởi tắc đường là do muôn vàn lý do mà lý do chính thì không phải là giá xăng rẻ. Đó chỉ là lý do chủ quan thôi. Khi xăng thế giới tăng thì doanh nghiệp đòi tăng giá xăng, còn giờ hạ rùi mà không có ý kiến gì. Thật lạ quá! Nói vui là phản ứng chậm!
Người gửi: Trần Minh Thắng,
Như mọi người cũng thấy người dân hiện nay cũng đã ý thức được việc đi lại là thật sự cần thiết, và tiết kiệm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay là điều phải làm. Xăng không chỉ dùng cho phương tiện giao thông mà còn dùng cho các ngành kinh doanh khác và nông nghiệp... Việc tăng giá xăng trong giai đoạn hiện nay chẳng khác nào tăng chỉ số giá tiêu dùng lên cao hơn, người nghèo càng gặp khó khăn hơn. Ngoài ra nguồn thu chính cho ngân sách của nhà nước đâu phải là việc thu tiền bán xăng cho người dân.
Người gửi: Nguyễn Văn Luận,
Thu phí lưu hành xe là đổ đồng cho mọi người, theo tôi ai dùng nhiều thì phải trả nhiều, ai dùng ít thì trả ít. Tăng giá xăng không có nghĩa là làm lợi cho doanh nghiệp bán xăng dầu mà tăng tiền thu phí giao thông, ví dụ như hiện tại đang là 500 đồng/lít thì tăng lên thành 1.000 đồng/lít, như vậy sẽ đảm bảo công bằng hơn. Tuy nhiên, với hình thức này có một mặt hạn chế là các doanh nghiệp SX sẽ bị thiệt vì máy móc của họ rất ít hoặc không lưu thông trên đường.
Người gửi: Ngo Cang,
- Đồng ý đánh thuế vào giá xăng (nếu phải đánh thuế).
- Không đồng ý: Thời buổi khó khăn giá cả leo thang, khi xăng thế giới lên mức hơn 140 USD/thùng thì trong nước điều chỉnh giá lên 19.000 đồng/lít. Thời điểm hiện tại, giá xăng thế giới đã xuống đến 77 USD/thùng thì giá xăng trong nước điều chỉnh là 16.500 đồng/lít. Vậy có hợp lý không? Ai sẽ trả lời câu hỏi: Tiền lời sẽ đi đâu?
Người gửi: RayCaster,
Tôi thực sự rất không hài lòng vì ý kiến trên, mong các hiểu rõ vấn đề khi đưa ra cách giải quyết. Nghĩ thử xem, buôn bán vận chuyển có cần xăng? Chạy máy bơm nước vô ruộng thôi có cần xăng?. . . Tình hình lạm phát tăng cao có phải 1 phần do giá xăng ko, sao bây giờ còn kêu tăng giá? Lý do ác tắc giao thông đâu chỉ do xe cộ, tăng giá xăng có dẹp được các lô cốt trên đường ko? Chỉ nhiêu đó ý kiến thôi mong anh suy nghĩ kỹ lại.
Người gửi: Thỏ Ngọc,
Tui chẳng đồng ý với quen niệm trên. Tăng ngân sách bằng cách đánh vào giá xăng là không khả thi vì bán giá cao thì chỉ có các doanh nghiệp bán xăng dầu mới lời chứ ngân sách không tăng! Nếu so với giá xăng dầu thế giới thì VN bán 12.000 đồng/lít là hợp lý! Giảm giá xăng nhiều quá thì dân bị sốc vậy tăng giá bán nhiều thì dân không sốc sao?!
Người gửi: Khương Đình Diên,
Tôi thấy ý kiến là tăng thu ngân sách mà đánh vào giá xăng là vô lý vì xăng dầu bây giờ nhà nước giao toàn quyền cho các doanh nghiệp cho nên tăng giá vào xăng khác nào nhân dân lại làm giàu cho một bộ phận. Trong khi đó thị trường xăng dầu trên thế giới đang giảm xuống hàng ngày mà các doanh nghiệp này không hề nói đến chuyện giảm giá.
Một lần nữa tôi đề nghị các doanh nghiệp mua bán xăng dầu phải có ý thức tự điều chỉnh chứ không phải để người dân lên tiếng. Ở đây tình trạng hội nhập vẫn chưa công bằng trong trong nền kinh tế thế thì nhà nước đừng giao toàn quyền cho họ.
Người gửi: Nguyen Hoa Hoang Duong,
Rất chuẩn. Nếu thực sự muốn thu tiền để tăng ngân sách thì hãy đánh vào giá xăng chứ thực sự người dân không muốn đi ra đường để lượn chơi cho vui họ đều phải đi khi có công việc thực sự. Bây giờ đồng lương tăng được một chút nhưng kéo theo bao nhiêu thứ đều tăng trong cuộc sống chi tiêu hàng ngày, thế mà lại còn bao nhiêu khoản đóng góp nữa không biết họ sẽ sống như thế nào đây. Cái phải làm ngay bây giờ là chống ô nhiễm môi trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và quan trọng hơn cả là chống tham nhũng.