Theo World Atlas, quốc kỳ của Nepal là quốc kỳ duy nhất trên thế giới không phải hình chữ nhật hay hình vuông mà có hai hình tam giác. Các hình tam giác không chỉ đại diện cho dãy Himalaya mà còn cho hai tôn giáo chính của Nepal là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Quốc kỳ Nepal chính thức được thông qua vào ngày 16/12/1962.
Cờ có nền màu đỏ thẫm, viền màu xanh lam đậm - hai màu phổ biến trong nghệ thuật và trang trí của Nepal. Màu đỏ tượng trưng cho hoa đỗ quyên - quốc hoa của Nepal, cũng là biểu tượng của chiến thắng và lòng dũng cảm. Màu xanh dương mép ngoài tượng trưng cho hòa bình.
Tam giác bên trên có một mặt trăng trắng, bên dưới đính hình lưỡi liềm, còn tam giác dưới là một mặt trời trắng, cách điệu với 12 tia sáng. Mặt trăng và mặt trời cũng đại diện cho khí hậu thay đổi của đất nước. Chúng đại diện cho thời tiết mát mẻ của vùng núi và thời tiết ấm áp của vùng đất thấp Terai ở Nepal.
Nepal là một quốc gia nội lục tại Nam Á, diện tích 147.181 km2 và dân số quốc đạt 26,4 triệu vào năm 2011. Nước này giáp Trung Quốc và Ấn Độ, có thủ đô là Kathmandu. Kathmandu ngày nay được biết đến là bảo tàng văn hóa sống của thế giới, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới năm 1979.
Nền kinh tế của nước này chủ yếu được thúc đẩy bởi nông nghiệp, công nghiệp dệt may và du lịch. Lúa gạo được trồng ở Nepal trong các thung lũng màu mỡ. Gạo là lương thực chính của người Nepal và được ăn trong mọi bữa ăn. Quốc gia này được biết đến là nhà sản xuất gừng lớn thứ ba sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 2: Nepal được mệnh danh là... của châu Á?