Người gửi: Nguyễn Thanh Bình
Tôi hiện là sinh viên năm cuối đại học. Sau khi đọc thư của một sinh viên gửi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, tôi rất đồng tình với ý kiến đó. Trước đây, tôi cũng học các môn Văn học và Lịch Sử như bạn.
Để có thể làm bài kiểm tra, bài thi môn Văn thì luôn phải tìm đọc, đôi khi phải học thuộc lòng cả bài văn mẫu để đến lúc thi có thể làm được. Khi đi học, cô giáo sẽ phân tích và chúng tôi phải chép bài, chép những gì cô nói và it khi được nêu ý kiến của bản thân.
Chính vì cách ra đề và chấm thi theo những đáp án cụ thể mà chúng tôi phải học và được phải học theo những gì mà các cô các thầy cho là đúng. Nhưng chỉ cần khi thi hết môn là không còn lại gi trong trí nhớ. Vì học chỉ để đối phó với việc thi nên việc học vừa cực vừa không hiệu quả.
Đến khi lên đại học, tôi phải mất hơn một năm mới thoát khỏi cách học đối phó thời phổ thông. Không còn các bài kiểm tra, không còn đọc chép, được hỏi nhiều hơn, được đưa nhiều ý kiến mở hơn vào các bài luận.... Những bài học giờ đây nhẹ nhàng hơn rất nhiều và có phần tôi học tích cực hơn vì tôi học những gì tôi cần cho tương lai của bản thân, của công việc chư không học để thi.
Người gửi: Giang Quốc Bình
Theo tôi ngành giáo dục nên thay đổi phương cách dạy học, vì hiện nay chúng ta dạy cho các em chủ yếu là học thuộc lòng. Nhìn các em học ngày học đêm như con vẹt, thật là đau lòng. Học như vậy chỉ nhớ lúc đó, rồi kiến thức cũng "trả lại cho thầy cô hết". Chính điều đó tạo cho các em tính thụ động.
Tại sao chúng ta không tập cho các em cách phân tích vấn đề, để các em có thể tự do phát biểu ý kiến. Trong giờ học giáo viên nên đóng vai trò hướng dẫn hơn là gò ép các em phải học cái này học cái kia sao cho thuộc lòng. Các em học như vậy chắc chắn là không hiểu bài mà không hiểu bài thì làm sao nắm được các kiến thức làm tiền đề căn bản cho những cấp cao hơn.
Chúng ta phải tập cho các em tự học hơn là chúng ta dạy các em học. Albert Einstein trước đây cũng kịch liệt phản đối việc học thuộc lòng đối với học sinh, nhồi nhét những kiến thức vô bổ làm tê liệt đi tính sáng tạo của học sinh. Không biết các vị làm công tác giáo dục có thấy được vấn đề này?