Vấn đề thứ 1: Theo điều 10, Pháp lệnh dân số năm 2003, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Vậy khi sửa đổi cụm từ "số con" thành "sinh một hoặc hai con" thì liệu người dân nên hiểu thế nào vế vấn đề này. Bạn chỉ được phép sinh từ 1 đến 2 con thôi hay bạn chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con thôi? Theo tôi, nếu đã là luật thiết nghĩ nó phải rõ ràng và chặt chẽ từng câu chữ, ngôn từ Việt Nam vốn đã đa nghĩa rồi, nếu luật làm ra để mọi người hiểu sao thì hiểu thì chẳng gọi là luật nữa.
Vấn đề thứ 2: Chúng ta có một nước láng giềng anh em là Trung Quốc, họ tiến hành cấm sinh con và hệ quả là ai cũng thấy, tình trạng mất cân bằng giới của Trung Quốc khiến nam công dân của họ phải đi sang một nước khác để tìm vợ và tệ nạn xã hội theo đó cũng phát sinh. Vậy có nên chăng cần suy nghĩ thật kỹ khi đưa ra quyết định.
Vấn đề thứ 3: Theo cách nói của ông Trọng, việc sinh con thứ 3 không phải là cấm, mà chỉ là vận động người dân làm như vậy. Thế thì khi nhìn vào thực tế xã hội ta, thì nhóm người nào là nhóm người sinh con thứ 3 nhiều nhất? Theo nhận xét của tôi, trong giới trí thức và công dân TP HCM hiện nay, việc sinh con thứ 3 rất ít, việc sinh con thứ 3 chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn và nhóm người lao động phổ thông là chủ yếu. Vậy thiết nghĩ, nếu đưa ra luật thì trước hết chúng ta cần biết mình nhắm đến đối tượng nào để có thể tổ chức tuyên truyền vận động tốt hơn.