Mỗi năm vào ngày rằm tháng bảy, gia đình bà Tạ Hương (65 tuổi, người Hoa) đều chuẩn bị lễ cúng cô hồn chu đáo tại cửa hàng bán thuốc bắc của mình trên đường Phùng Hưng (quận 5).
Mỗi năm vào ngày rằm tháng bảy, gia đình bà Tạ Hương (65 tuổi, người Hoa) đều chuẩn bị lễ cúng cô hồn chu đáo tại cửa hàng bán thuốc bắc của mình trên đường Phùng Hưng (quận 5).
Mâm cúng cô hồn được bà chuẩn bị chu đáo gồm bộ tam sên (thịt heo, gà, cua), gạo, muối, mía, trái cây... "Trong đó bộ tam sên là không thể thiếu vì tượng trưng Thổ - Thủy - Thiên, không chỉ cúng ngày rằm tháng bảy mà còn có trong khai trương, cúng thần tài, lễ động thổ... Ngoài ra, gạo, muối, mía cũng quan trọng vì dành cho vong hồn vất vưởng được ăn no bụng, sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, nhất là những người kinh doanh", bà Hương giải thích.
Mâm cúng cô hồn được bà chuẩn bị chu đáo gồm bộ tam sên (thịt heo, gà, cua), gạo, muối, mía, trái cây... "Trong đó bộ tam sên là không thể thiếu vì tượng trưng Thổ - Thủy - Thiên, không chỉ cúng ngày rằm tháng bảy mà còn có trong khai trương, cúng thần tài, lễ động thổ... Ngoài ra, gạo, muối, mía cũng quan trọng vì dành cho vong hồn vất vưởng được ăn no bụng, sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, nhất là những người kinh doanh", bà Hương giải thích.
Những cây nhang cỡ lớn được gia đình bà thắp cả ngày rằm. "Tôi thường cúng vào buổi chiều, thắp nhang đặt mâm lễ ở ngã ba đường vì đây là những nơi vong hồn hay đi ngang qua", bà Hương cho biết.
Những cây nhang cỡ lớn được gia đình bà thắp cả ngày rằm. "Tôi thường cúng vào buổi chiều, thắp nhang đặt mâm lễ ở ngã ba đường vì đây là những nơi vong hồn hay đi ngang qua", bà Hương cho biết.
Ngoài gạo, muối, thịt... gia chủ còn chuẩn bị tiền lẻ để rải sau khi làm xong lễ cúng. Năm nay nhà bà Hương chuẩn bị hơn 10 triệu tiền lẻ, gấp lại thành hình tam giác để khi ném không bay lung tung.
Ngoài gạo, muối, thịt... gia chủ còn chuẩn bị tiền lẻ để rải sau khi làm xong lễ cúng. Năm nay nhà bà Hương chuẩn bị hơn 10 triệu tiền lẻ, gấp lại thành hình tam giác để khi ném không bay lung tung.
Khoảng 17h, sau khi xong lễ cúng, hàng loạt tờ tiền lẻ mệnh giá từ 1.000 đến 20.000 đồng được ném xuống đường.
Khoảng 17h, sau khi xong lễ cúng, hàng loạt tờ tiền lẻ mệnh giá từ 1.000 đến 20.000 đồng được ném xuống đường.
Ở phía dưới, hàng trăm người tụ tâp kín góc đường Phường Hưng - Trần Hưng Đạo B để tranh giành tiền.
Ở phía dưới, hàng trăm người tụ tâp kín góc đường Phường Hưng - Trần Hưng Đạo B để tranh giành tiền.
Theo quan niệm, những người đến giật được xem như sự tái hiện của những cô hồn, gia chủ vui mừng vì xem như khi cúng đã được cô hồn chứng, mang lại nhiều may mắn.
Theo quan niệm, những người đến giật được xem như sự tái hiện của những cô hồn, gia chủ vui mừng vì xem như khi cúng đã được cô hồn chứng, mang lại nhiều may mắn.
Cảnh tranh giành từng đồng tiền diễn ra "ác liệt".
Đủ mọi thành phần từ người chạy xe ôm, xích lô, gánh hàng rong… đều mong chờ được một chút quà nhỏ của những gia đình hảo tâm trong ngày này. Nhiều "cô hồn sống" đã chuẩn bị cả vợt lớn để hứng tiền.
Đủ mọi thành phần từ người chạy xe ôm, xích lô, gánh hàng rong… đều mong chờ được một chút quà nhỏ của những gia đình hảo tâm trong ngày này. Nhiều "cô hồn sống" đã chuẩn bị cả vợt lớn để hứng tiền.
Thành quả sau khoảng 15 phút tranh giành đồ cúng cô hồn của một bé gái.
Sau khi ném tiền, gia chủ đốt vàng mã, rải gạo và đổ rượu ở lề đường với ý nghĩa tiễn cô hồn đi.
Hơn 300 phần quà gồm mì tôm, gạo, dầu ăn... cũng được gia đình bà Hương chuẩn bị để chia sẻ cho những người nghèo.
Hơn 300 phần quà gồm mì tôm, gạo, dầu ăn... cũng được gia đình bà Hương chuẩn bị để chia sẻ cho những người nghèo.
Hàng trăm người xô nhau giành tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn.
Quỳnh Trần - Thành Nguyễn