Theo đó, người làm sai lệch hồ sơ của thí sinh; trực tiếp giải bài, làm lộ số phách, đánh tráo bài hoặc điểm thi, sửa chữa bài làm, chữa điểm trên bài; làm mất bài của thí sinh... sẽ bị đình chỉ công tác thi, cách chức hoặc buộc thôi việc.
Riêng đối với sai phạm phát hiện sau kỳ thi, nếu có đủ bằng chứng, cơ quan chức năng sẽ vẫn xử lý theo quy định.
![]() |
Náo loạn thi ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa) năm 2006. Ảnh: TTXVN. |
Cùng ngày, Bộ GD&ĐT có công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007. Theo đó, các địa phương có trách nhiệm xây dựng phương án và huy động các lực lượng cần thiết, đặc biệt là công an, dân quân tự vệ để đảm bảo trật tự bên ngoài các điểm thi trên địa bàn.
Các sở GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu cho chủ tịch UNND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đảm bảo an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức trong các ngày 30/5-1/6 và thi tốt nghiệp lần 2 vào 18-20/8.
Ngày 10-20/5, lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ cùng các cơ quan chức năng kiểm tra việc chuẩn bị tổ chức thi tốt nghiệp THPT ở các địa phương. Bộ cũng đề nghị 21-25/5, các tỉnh, thành phố tổ chức họp báo công bố kế hoạch đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, an toàn.
Trong kỳ thi THPT 2006, thày giáo Lê Đình Hoàng đã đưa lên mạng những đoạn phim quay cảnh hỗn loạn thi ở THPT Nam Đàn 2, Nghệ An. Trước đó, thày Đỗ Việt Khoa cũng dũng cảm tố cáo tiêu cực thi tại Hà Tây. Gần 70 người liên quan đến tiêu cực bị xử lý. Trong hai đợt tuyển sinh ĐH 2006, có gần 800 thí sinh và cán bộ coi thi bị kỷ luật vì vi phạm quy chế thi. Đặc biệt, ông trùm thi thuê Nguyễn Hồng Hải vừa phải lĩnh án 2 năm tù. |
T.D.