Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu với nhiều vết thương trên cơ thể, dập nát ngón trỏ và ngón cái, cụt ngón trái và vết thương lớn vùng cẳng chân bên phải.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Quân, Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, ngày 24/5 cho biết người bệnh đã được phẫu thuật xử lý mỏm cụt hai ngón tay, khâu vết thương ngón giữa, xử lý vết thương phần mềm và tổn thương ở cẳng chân.
Bác sĩ cảnh báo những chấn thương dập nát do nổ rất khó có thể bảo tồn được chi thể, hầu hết sẽ chỉ định cắt cụt. Điện thoại phát nổ còn dẫn đến bỏng, cụt chi, mù mắt, sẹo... hoặc di chứng suốt đời. Do đó mọi người không nên vừa sạc vừa dùng điện thoại, nên sử dụng thiết bị công nghệ chính hãng, có kiểm duyệt an toàn. Không nên dùng điện thoại khi ngồi cạnh khu vực tỏa ra lượng nhiệt lớn như bếp lò, dưới trời nắng nóng... thiết bị có thể hấp thụ nhiệt, nóng lên và phát nổ.
Khi có nạn nhân bị chấn thương do điện thoại phát nổ, cần nhanh chóng ngắt nguồn thiết bị để tránh điện giật, băng bó vết thương và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế cấp cứu.

Hình ảnh X-quang tổn thương ở bàn tay của người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thùy An