Tôi lẽ ra chỉ phải trả 3,2 triệu đồng mà không phả trả 4 triệu vì món đồ tôi mua đang nằm trong thời hạn khuyến mãi giảm giá. Tôi hỏi vậy bây giờ giải quyết thế nào? Tôi không quan tâm khoản giảm giá ấy nhưng nhân viên bán hàng sẽ không giải trình được với công ty cái khoản chênh lệch 800 nghìn đồng kia. Cách đơn giản là họ hủy hóa đơn cũ làm lại hóa đơn mới và đưa cho tôi 800 nghìn tiền mặt. Muốn làm được thủ tục này cần có nhân viên kế toán của công ty đến xác nhận hóa đơn sai và đồng ý chi tiền mặt trả lại cho tôi. Không may, hôm đó là chủ nhật, khối văn phòng công ty không làm việc. Cách này không thực hiện được.
Cách thứ hai là gọi điện cho ngân hàng xác nhận lại giao dịch. Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển 800 nghìn đồng từ tài khoản của công ty đó vào tài khoản của tôi. Ngân hàng không đồng ý vì để làm được việc này cần có chữ ký của giám đốc hoặc kế toán trưởng công ty. Ngày nghỉ, ai dám gọi giám đốc đi làm việc?
Vậy là phải hủy giao dịch. Tôi trả lại đồ cho cửa hàng và nhận lại 4 triệu đồng tiền mặt.
Từ chỗ này đặt ra vấn đề sử dụng công nghệ mà bạn Henry Nguyễn đề cập. Sử dụng công nghệ phải có tính đồng bộ hóa cao bằng không sẽ xảy ra những trục trặc nho nhỏ như trường hợp của tôi. Muốn có tính đồng bộ hóa cao thì từng người phải hiểu được nguyên tắc của những nghiệp vụ có liên quan trực tiếp đến chuyên môn của họ. Ai cũng cứng nhắc với quy tắc chuyên môn của mình sẽ rất khó định ra các nguyên tắc phối hợp giữa nhiều ngành nghề với nhau trong một trường hợp cụ thể nào đó. Và hơn hết, chúng ta thiếu một nhân vật cấp cao (hoặc thiếu một quy trình đặc biệt) có khả năng điều phối chung để giải quyết linh hoạt khi xảy ra sự cố.
Mua máy móc để cơ giới hóa công việc nông nghiệp không khó. Cái khó là khi xảy ra trục trặc kỹ thuật có thể gọi được người đến sửa chữa mọi lúc mọi nơi hay không, quy trình bảo dưỡng sửa chữa vận hành ra sao. Năng suất lao động là làm được bao nhiêu giá trị (quy ra tiền) trong một đơn vị thời gian.
Đây chỉ là năng suất lao động cá nhân và không có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia bất kể quốc gia đó giàu hay nghèo, tiên tiến hay lạc hậu. Ngày nay người ta không tính toán cái năng suất lao động cá nhân ấy vì phụ thuộc rất nhiều vào máy móc, là cái chỉ cần có tiền là có thể mua. Thời nay, các nước tính toán năng suất lao động xã hội, tức là xã hội bỏ phí bao nhiêu thời gian không làm ra được giá trị. Giá trị chung chia cho từng cá nhân dẫn đến chênh lệch thật lớn giữa các quốc gia khác nhau.
Năng suất lao động xã hội phụ thuộc rất lớn vào quy định pháp luật, quy trình thủ tục hành chính, các biện pháp quản lý (là những thứ thuộc về ý thức không phải cứ có tiền là mua được) rồi mới đến máy móc công nghệ. Muốn nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam lên, chỉ áp dụng máy móc công nghệ thôi là chưa đủ. Người ta phải chờ hàng tiếng đồng hồ để làm một cái thủ tục nào đó thì máy móc cũng có khi phải chờ hàng tiếng đồng hồ mới có người đến dùng nó. Không nâng được ý thức chung lên thì có nhiều máy móc hơn nữa cũng chả đi đến đâu.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Lâm