Trước đó, em không hề bị chấn thương hay té ngã gì. Các bác sĩ Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, ngày 11/8 cho biết các yếu tố làm cong vẹo cột sống ở độ tuổi này có thể do tư thế ngồi học sai, mang vác vật nặng sai tư thế trong một thời gian dài mà không chú ý...
Vẹo cột sống vô căn thanh thiếu niên - AIS (Adolescent Idiopathic Scoliosis) là tình trạng cột sống bị biến dạng làm thay đổi đường cong sinh lý. Bệnh thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên 10-18 tuổi. Góc vẹo thường phát triển nhanh trong giai đoạn trưởng thành của trẻ. Bệnh hay gặp ở trẻ nữ hơn trẻ nam, nguyên nhân của bệnh chưa được rõ nên gọi là vô căn.
Sau khi khám và chụp hình tư thế cột sống bị vẹo, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật chỉnh lại cho bé.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện, cho biết người bệnh bị vẹo cột sống nặng với đường cong lớn hơn 45 độ, thường cần phẫu thuật, phổ biến nhất là hợp nhất cột sống. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng thanh kim loại, móc, ốc vít và dây để điều chỉnh đường cong cột sống, bảo vệ cột sống ở vị trí thẳng trong khi chờ chúng lành lại và trở nên rắn chắc.
Gù cột sống có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Đường cong càng lớn, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Những đường cong nhẹ hơn có thể gây đau lưng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì. Những đường cong nghiêm trọng hơn có thể gây ra biến dạng cột sống đáng kể, dẫn đến một cái bướu trên lưng người bệnh.
Cũng theo bác sĩ, đây là trường hợp góc cột sống lệch trên 45 độ, tức độ cong khá nhiều, cần phải phẫu thuật mới trả lại được nếp bình thường.
Trong trường hợp cong vẹo cột sống, 15-16 tuổi là tốt nhất cho việc phẫu thuật chỉnh hình. Nếu để trễ hơn, sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao, tư thế đi làm, các em thiếu tự tin. Mổ trễ còn có nguy cơ ảnh hưởng khó hồi phục sau mổ.
Thúy Quỳnh