![]() | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trao đổi với VnExpress sáng nay, giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, đánh giá phán quyết của tòa phúc thẩm Mỹ là "rất đáng tiếc vì công lý đã không được tôn trọng". Vava đã lường trước tình huống này, vì thế không có gì ngạc nhiên. "Chúng tôi đã xác định thái độ kiên trì đấu tranh. Vava sẽ tiếp tục vận động dư luận trong và ngoài nước, kể cả dư luận Mỹ, đấu tranh cho đến khi giành được công lý. Cuộc đấu tranh của các nạn nhân VN không đơn độc, mà có sự hợp tác với cuộc đấu tranh của các nhân da cam thế giới, trong đó có Mỹ", ông Nhân nói.
Ông Mai Thế Chính, Trưởng ban tuyên truyền của Vava, khẳng định: "Phán quyết của tòa án Mỹ rất phi lý và không công bằng. Tại sao những người VN là nạn nhân trực tiếp của chất độc da cam/dioxin lại bị bỏ quên, trong khi các cựu chiến binh Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc... tham gia chiến tranh chống nhân dân VN lại được bồi thường?". Dự kiến, sáng thứ hai, Vava sẽ có tuyên bố chính thức về phán quyết của tòa phúc thẩm Mỹ. Tháng 9/2005, sau khi có bản phán quyết của Tòa sơ thẩm Mỹ, nguyên đơn là các nạn nhân da cam/dioxin VN và bị đơn là các công ty sản xuất chất độc da cam của Mỹ đã đưa bản kháng án lên Tòa phúc thẩm Mỹ. Ngày 18/6/2007, tại tòa phúc thẩm Mỹ đã diễn ra phiên tranh tụng miệng giữa hai bên. Để chuẩn bị cho phiên tranh tụng này, ngày 9/6/2007, đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN đã lên đường sang Mỹ. Cả 4 nạn nhân tham gia đoàn đều rất ốm yếu vì mang trong mình nhiều di chứng của chất da cam. Tuy nhiên, họ vẫn quyết tâm đi tìm công lý cho hàng triệu nạn nhân cùng cảnh ngộ. Sau chuyến đi, lần lượt hai nạn nhân là ông Nguyễn Văn Quý và bà Nguyễn Thị Hồng đã qua đời. Ông Quý chết vì không thể cưỡng lại căn bệnh ung thư dạ dày, hậu quả của chất độc da cam. Còn bà Hồng chết vì suy tim, cao huyết áp, thiếu máu não, ung thư vú di căn xương, dạ dày, xơ gan, sỏi túi mật và bàng quang... Hiện Việt Nam có khoảng 3 triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Tiến trình vụ kiện
Hồng Khánh
|