![]() |
Một người vận động chống HI/AIDS ở Nam Phi. |
Lúc sinh thời, giáo hoàng John Paul II từng bị một số người chỉ trích vì đã kiên quyết từ chối việc làm dịu qua điểm chống bao cao su của Nhà thờ, trong bối cảnh bệnh dịch AIDS lan tràn.
Tuy nhiên một số khác lại cho rằng Giáo hội Thiên chúa không nghiêm cấm việc sử dụng bao cao su, và rất quan tâm đến khía cạnh đạo đức trong tình dục cũng như ngăn ngừa sự lây truyền HIV.
Hiện tại Nam Phi ước tính có tới 5,3 triệu người đang chung sống với AIDS - đứng thứ nhì thế giới sau Ấn Độ.
"Người ta không thể nói về nhân quyền mà không nhắc đến quyền về sinh sản - đó là chuyện đi liền với nhau", Luyanda Ngonyama, một tín đồ Thiên chúa giáo từng làm việc cho chương trình ngăn ngừa AIDS của Đại hội Giám mục Nam Phi (SACBC), nói.
"Những lời giảng của Giáo hoàng có hạn chế. Người ta có thể hiểu những ràng buộc đối với ông ấy, nhưng Giáo hoàng là người có cơ hội tạo ra thay đổi. Ông ấy không muốn có sự thay đổi đó".
Ngonyama cho rằng quan điểm của Nhà thờ khiến "phương pháp phòng chống AIDS toàn diện" trở nên khó khăn hơn, và hệ quả là khó khăn trong việc ngăn ngừa HIV lây lan.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái ngược, rằng những lời dạy của nhà thờ đã bị hiểu sai. Chẳng hạn, giáo hội tha thứ cho việc sử dụng bao cao su trong quan hệ vợ chồng nếu một trong hai người đã nhiễm HIV
"Các bài thuyết giảng không chống việc sử dụng bao cao su, mà chống việc tầm thường hoá tình dục", một nhân viên SACBC không nêu tên nói.
Hiện chương trình phòng chống AIDS của SACBC không phân phát bao cao su, nhưng nó cung cấp dịch vụ truyền thông và tư vấn phòng ngừa AIDS.
Nathan Geffen, phát ngôn viên của chương trình hành động chống AIDS quốc gia quốc gia hy vọng rằng giáo hoàng mới "sẽ có tư tưởng tự do hơn trong các vấn đề xã hội, có thể xem xét việc thay đổi quan điểm của giáo hội về quyền lựa chọn trong sinh sản và sử dụng bao cao su".
T. Huyền (theo BBC)