Kết luận dựa trên nghiên cứu thực hiện từ năm 2017 đến năm 2019, loại trừ các biến số liên quan đến Covid-19.
Cụ thể, đàn ông trong độ tuổi từ 26 đến 30 với thu nhập trong top 10% cho thấy tỉ lệ kết hôn cao hơn. 29% người trong nhóm này trả lời "Có" khi được hỏi đã từng kết hôn hay yêu đương không. Trong khi đó, chỉ 8% trong nhóm 10% thu nhập thấp nói "có".
Tỷ lệ kết hôn tiếp tục cao hơn đối với nhóm nam giới thu nhập cao, trong đó 76% người từ 31 đến 25 tuổi đang có hôn nhân, so với 31% ở nhóm thu nhập thấp. Tỷ lệ kết hôn trong nhóm tuổi 36-40 thu nhập cao là 91%, còn nhóm thu nhập thấp là 19%.
96% đàn ông từ 41 đến 45 tuổi thu nhập cao từng kết hôn, còn nhóm thu nhập thấp nhất chỉ là 58%. Trong phân khúc 46 đến 50 tuổi, 98% nhóm người thu nhập cao nhất từng kết hôn, cao hơn so với mức 73% ở nhóm người thu nhập thấp nhất.
Báo cáo giải thích những người thu nhập thấp lựa chọn sống độc thân do vấn đề tài chính. Họ cũng có xu hướng không sinh con và cơ hội tìm hiểu người khác giới thấp hơn.
Kwak Eun Hye, tác giả báo cáo, hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh giảm. Bà gợi ý các nhà lập pháp nên đưa ra chính sách mới để giảm khoảng cách thu nhập ngày càng lớn của nam giới.
Hàn Quốc hiện là nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Nước này phải đối mặt với nguy cơ nhân khẩu học và kinh tế rình rập. Năm 2022, số trẻ sơ sinh trên mỗi nữ giới giảm còn 0,78, thấp hơn cả mức kỷ lục 0.81 năm trước đó. Tỷ lệ sinh cần thiết để ổn định dân số tại các nước phát triển thông thường là 2,1.
Tất nhiên, với nhiều người Hàn Quốc, không kết hôn hay sinh con đơn thuần chỉ là một lựa chọn. Theo cuộc khảo sát của Văn phòng điều phối chính sách chính phủ năm 2022, 36,7% những người trong độ tuổi 19-34 cho biết không muốn có con. Tại Seoul, 6 trong 10 người trưởng thành có cùng quan điểm trong khảo sát của Tổ chức phụ nữ và gia đình Seoul. Chỉ có 4% phụ nữ trẻ ở đây xem kết hôn và làm mẹ là cần thiết.
Huy Phương (Theo Korea Herald, Aljazeera)