Tùy theo từng loại sỏi (sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang) mà triệu chứng cảnh báo sẽ khác nhau. Nếu gặp phải các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám thận.
Đau mạn sườn, đau lưng, đau khi ngồi lâu
Bệnh nhân sỏi thận thường có triệu chứng đau ở mạn sườn và đau lưng (vùng chứa thận). Khi sỏi di chuyển, sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu, khiến các cơn đau lan từ vùng bụng dưới xuống háng và thắt lưng.
Người bệnh có thể sẽ trải qua những cơn đau nhẹ, đau nhói. Cơn đau âm ỉ thường gặp ở những trường hợp sỏi vừa hoặc lớn nằm ở bể thận. Còn cơn đau dữ dội thường khởi phát từ niệu quản hoặc xuyên ra hông, lưng. Thực tế, nhiều người bệnh thường nhầm lẫn các cơn đau quặn thận với viêm ruột thừa cấp tính, sỏi đường mật hoặc viêm dạ dày, tá tràng cấp tính.
Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên dễ làm tổn thương thận, tạo ra những vết sẹo và dẫn đến suy thận. Khi thấy đau là sỏi đã phát triển thành những viên to, choán hết đài bể thận. Nếu ngồi hoặc nằm lâu, áp lực cơ thể khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân thấy đau hơn.

Đau lưng, đau mạn sườn, tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu hồng... là những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận.
Tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt
Tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít (tiểu rắt) có thể là dấu hiệu nhận biết sớm và thường gặp ở người bị sỏi thận, dù lượng nước uống vào không thay đổi. Viên sỏi làm tắc nghẽn đường niệu, nên mới gây ra triệu chứng khó chịu này. Nếu thận ứ nước độ một, người bệnh có thể rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu, đi tiểu nhiều gấp 2-3 lần bình thường, tiểu nhiều vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.
Tiểu buốt thường do các viên sỏi di chuyển từ bàng quang ra, cọ vào niệu đạo chật hẹp, gây cảm giác đau buốt. Trường hợp sỏi làm nhiễm khuẩn tiết niệu, tái phát nhiều lần, người bệnh thậm chí có thể tiểu ra sỏi.
Nước tiểu hồng, hôi
Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu, mà không gây triệu chứng gì. Song những viên lớn hơn có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hoặc mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản. Nước tiểu đổi màu sang hồng, đỏ hoặc tối sẫm chính là dấu hiệu cảnh báo các hạt sỏi đã lớn, làm tắc niệu đạo và chảy máu.
Sỏi thận lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng thận, thậm chí suy thận. Nước tiểu của người bệnh thường đục và có mùi hôi, hăng, do có chứa nhiều chất độc và hóa chất chưa được bài tiết.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức hoặc vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể, khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.
Sưng thận, sốt
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng đau. Nhiễm trùng cũng khiến người bệnh sốt và gai người.
Ngọc Thi

Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, hỗ trợ làm ngưng gia tăng kích thước của hòn sỏi. Sirnakarang góp phần hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu).
Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang góp phần ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, hỗ trợ phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp góp phần giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao.
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang được sản xuất bởi công ty CP Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226. Sản phẩm được Bộ Y tế xác nhận nội dung quảng cáo số 0932/2018/XNQC/QLD ngày 6/6/2018. Thông tin truy cập website: soithan.vn